Bạn muốn khởi nghiệp, muốn bắt đầu bằng việc kinh doanh nhỏ? Có thể tham khảo các chợ sỉ sau để bắt đầu sự nghiệp buôn hàng Thái Lan nhen 🙂
Chợ Bobae
Đọc là bò bế, không phải “bồ bé’ nhé ^^
Chợ này là chợ sỉ, đi 1 ngày hổng có giáp đâu, nếu vừa đi vừa nghía, vừa xem vừa trả giá chắc tới mốt vẫn chưa xong. Chuyên hàng sỉ, số lượng lớn, tập trung nhiều hàng may mặc, nhiều shop của dân địa phương, xí nghiệp, cơ sở người Thái tập trung ở đây.
Chợ Pratunam
Đọc là Ba-tui-nắm, không phải “Má-tui-nắm” nhe ^^
Nghe tên Pratunam thần thánh là biết rồi hén, mấy tập đoàn buôn hàng sỉ là ăn ngủ nghỉ ở đây. Đây là nơi bán buôn, không phù hợp với khách du lịch, dẫn ghệ dẫn trẻ em vào là không phù hợp. Có lần tui đi vào thấy có thằng Tây lông vừa kéo xe thồ hàng vừa hô xin đường bằng tiếng Thái mới ghê.
Khá là lớn, có nhiều khách sạn nằm ngay trong khu này. Nhiều nhất là quần áo, giày dép, linh phụ kiện thời trang. Chợ chia làm 3 ca nha, ca sáng sớm, ca ngày và ca đêm. Xem thêm…
Trung tâm Platinum
Đối diện chợ Patunam, hoạt động từ 9-18h nhen. Có lối đi trên cao từ BigC qua. Hàng cao cấp hơn chợ Pratunam, giá cũng cao hơn. Mua vali, hàng may mặc, giày dép, mỹ phẩm, túi xách, phụ kiện thời trang và các món hàng độc nhập khẩu khác.… (nhớ đề phòng hàng hiệu mà nhái). Xem thêm…
Chợ Sampeng
Ở khu người Hoa (Soi Wanit 1), chợ này không phải chợ đêm, mở cửa lúc bình minh và dọn dẹp khi hoàng hôn buông xuống. Đây cũng là chợ sỉ, cũng thượng vàng hạ cám như bao chợ sỉ khác. Giày dép, balo túi xách, quần áo may sẳn, đồ trang sức (về đồ trang sức bằng bạc của Thái thì post sau, mới đi Khaosan dọ giá 1 lượt, hên quá không bị ai đốt giấy hết chơn, chứ gặp chợ Đồng Xuân (bên Đức) là giờ má nhìn không ra hehe). Xem thêm…
Chợ cuối tuần Chatuchak
Ðây là chợ cuối tuần nên chỉ hoạt động vào ban ngày của thứ 7 và chủ nhật là đông nhất. Đây là chợ cuối tuần lớn nhất thế giới, thượng vàng hạ cám, cám nhiều hơn vàng, có cả khu bán chó mèo thì biết nó bao la cỡ nào. Nếu xác định đi buôn hàng Thái thì không thể không ghé chợ này
Hàng thủ công mỹ nghệ, hàng quà tặng nhỏ xinh, rẻ thì đây có đủ. Chắc chắn bạn sẽ tìm được món hàng chủ lực để kinh doanh khi đi xong chợ này. Xem thêm…
Siêu thị BigC, Tesco, 7-Eleven, cửa hàng mỹ phẩm Watsons…
Cũng có khá nhiều món hàng độc để mua về bán lại (giá thì hơi cao tý nhưng bù lại chất lượng khỏi chê).
Trung tâm thương mại
Tui nhà giàu, tui muốn chơi hàng hiệu, đã kinh doanh là phải chất. Ok, Những trung tâm thương mại sau, luôn mở cửa chào đón bạn nồng ấm nhứt. Không nghỉ ngày nào, dù đó là tết Tây, tết Ta, tết Thái, tết Công gô…
Central World, Siam Paragon, Siam Center, MBK, Emporium, Pantip, Terminal 21, Central Embassy, Central Chidlom, Silom Complex (đọc là Si-lồm Com-lét-xì nhe mấy cha nội, nhớ uốn cái lưỡi cho khéo khéo tý giúp!
Rồi, giờ đến chuyện chuyển hàng về nước.
Hàng mua xong, tập kết ở các “đầu nậu” chuyển hàng bằng đường bộ về Sài Gòn/Hà Nội. Có người đi ngã Lào, có người đi đường lối Cambodia về Hà tiên rồi vòng lên Sài gòn… từng đoàn xe tải… vượt trường sơn!
Thuê vận chuyển thì lưu ý các điểm sau:
- Giá thuê theo kg, nhìn hình biết bản giá thuê hiện tại (48k-50k/kg).
- Hàng cồng kềnh thì lấy dài x rộng x cao chia cho 5,000 thì ra kg (bên nào đòi chia 4,000 cho nó vô rừng sống, cả thế giới vận chuyển văn minh ai cũng chia 5,000).
- Hàng này là nhập đường tiểu ngạch, chẳng có giấy tờ nhập cảnh: nên phải có thỏa thuận “mất 1 đền 1”, bên nào đòi mua bảo hiểm, cho nó biến vô rừng luôn (tưởng tượng cảnh có mua bảo hiểm và lỡ mất thì ra Phường kiện cáo chăng? Giấy tờ, chứng từ đâu? Buôn lậu à? Chắc chúng nó phang gậy dân phòng tới tắp vô mặt quá).
- Hỏi xem bên bán hàng có hỗ trợ giao hàng đến điểm tập kết không?
- Chỉ em bên nào làm vận chuyển với?? No, no… lên google tìm từ “vận chuyển hàng thái lan về việt nam” nhe. Bạn bè có thân thì cũng vì quí mến nhau, chỉ cho họ vài chỗ, rồi họ tự quyết định đi bên nào. Không có gào lên “tao đi bên này, tao đi bên này” nhe.
- Nghe từ “chết chùm” bao giờ chưa? Nên đi bên này 5 lần thì chuyển sang nhà xe khác đi, lỡ 1 hôm trời mưa phùn nào đó, đường dây của nó bể, nó khai ra, truy thu tiền thuế là vô tù nha.
- Đi 1 vài lần, quen mối, thì nhờ dịch vụ chuyển tiền qua (người bán đến nhà xe giao hàng, thì nhà xe trả tiền luôn, phí chuyển tiền 1-1,5% trên tổng giá trị hàng)
- Các bố vận chuyển cũng ác lắm. Giao hàng xong, cái đòi phí “đóng hàng bằng thùng giấy”, phí “đóng kiện bằng gỗ”… dù đó là nghiệp vụ của họ, nên hỏi kỹ: bể vỡ thì sao? Mất có đền? Giao từ kho đến tận nhà tính thêm nhiêu?
- Nếu đi đường máy bay theo dạng ký gửi thì nhớ vụ bị hải quan dán tem lên thùng hàng, thì “giá” cafe cho hải quan là 500k/thùng nhen (nhẹ nhàng tháo ra cũng từng được đề cập hehe)
Nên chọn hàng gì để kinh doanh?
Mua gì để mang về VN bán, nó thuộc vào khiếu thẩm mỹ và năng khiếu kinh doanh bẩm sinh của mỗi người, không ai tư vấn được (mà ngu gì họ tư vấn hehe). Nên đi 1 vòng tự quyết định, sau 1 vài lần thua lỗ, đảm bảo có lời các chuyến sau (1 người có gần 30 năm kinh nghiệm bán hàng dù là dân kỹ thuật, cho biết hehe).
Nếu thuộc kinh doanh nhỏ lẻ, mẹ bỉm sữa kiếm tiền thay chồng nuôi con, không có mặt bằng thì nên lên trang Shoppee.
Ah, nếu thấy thích thì Like, hay thì share về nhà mai mốt đọc. Cần hỏi gì thì comment bên dưới