Thương lượng và mặc cả để có giá tốt hơn là kinh nghiệm không phải ai cũng có khi mua sắm tại Bangkok. Giá đầu tiên mà người bán đưa ra hiếm khi nào là giá thật, đặc biệt là khu vực đông du khách như đường Khao San, Silom, chợ cuối tuần Chatuchak, hoặc các quầy hàng ở trạm BTS Nana. Hãy cẩn thận: những người chủ cửa hàng sẽ dùng mọi cách để thổi phồng giá lên; như hăm dọa, ‘đang ế quá em ơi’, ‘chỉ là một ít so với loại tiền tệ của bạn thôi mà’ …

Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn làm chủ và giành điểm trong cuộc chơi mua sắm với phần thưởng là cái áo thun dễ thương, túi thêu, hay những món đồ thủ công mới lạ. Đừng hiểu nhầm chúng ta đang chơi ăn gian với chủ cửa hàng, chỉ là đưa giá xuống mức hợp lí cho cả hai. Bên cạnh đó, mặc cả cũng khá thú vị.

Xin nhớ là việc mặc cả rất bình thường ở chợ nhưng nó không thể thậm chí là không chấp nhận được ở những của hàng tiện lợi như 7-Eleven hay trung tâm mua sắm sang trọng.

5Bắt đầu mặc cả vào khoảng 30% – 40% so với giá ban đầu

cách mặc cả khi mua hàng tại Thái Lan

Việc hiển nhiên nhưng cần phải nhớ: giá ban đầu thường được thổi phòng để bắt được những du khách không nghi ngờ. Giá này có thể cao hơn một chút hoặc rất rất nhiều so với mức gọi là đúng giá. Có một quy tắc chung là ở Bangkok, giá thật của một món hàng rẻ hơn khoảng 25 – 50% so với lúc được hỏi.

Trước khi bắt đầu mặc cả, bạn cần đổi sang loại tiền của người bản xứ và dùng nó để chi trả. Nếu bạn hài lòng với mức giá của thứ bạn muốn thì giao dịch tốt đẹp. Biện pháp cưối cùng là đếm số tiền bạn muốn trả và để riêng. Lấy tiền ra và đưa cho người bán hàng rồi nói với họ ‘tôi chỉ có nhiêu đây thôi’ – đôi khi dấu hiệu của đồng tiền đủ để làm họ xiêu lòng.

4Đừng làm mất thời gian hãy hỏi cửa hàng khác.

cách mặc cả khi mua hàng tại Thái Lan

Tại rất nhiều chợ ở Bangkok bạn sẽ thấy vài cửa hàng kề nhau cúng bán những món giống hoặc tương tự. Hãy biến đó trở thành lợi thế của bạn bằng cách hỏi mua ở nhiều hơn một cửa hàng để xem mức chênh giá như thế nào. Chẳng có cửa hàng nào muốn mất 10 phút để thương lượng với khách hàng chỉ để nhìn họ đi sang cửa hàng kế bên. Thử tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy khó chịu biết bao nhiêu khi tìm được món với giá rẻ hơn nhiều so với ở cửa hàng mà bạn được bảo đó là ‘giá tốt nhất’. Nếu có ai đó mua món hàng giống bạn, cố gắng lén nhìn xem họ trả bao nhiêu, thậm chí là hỏi trực tiếp họ mất bao nhiêu cho món đó, đặc biệt là người bản địa. Có thể họ không biết bạn muốn gì, nhưng với những chuyên gia mặc cả thì đây là thông tin cực kì có giá trị.

3 Ra vẻ uể oải

cách mặc cả khi mua hàng tại Thái Lan

Nếu bạn chạy tới, cầm một món hàng lên và nói ‘tôi thích món này! Giá bao nhiêu vậy?’ thì đừng ngạc nhiên nếu người bán đẩy giá lên gấp đôi thậm chí gấp ba lần so với giá trị thật. Khi bạn thấy món hàng mình muốn mua, thay vì lao thẳng đến nó hãy nhìn xung quang và hỏi giá của vài thứ khác trước. Khi người bán thấy bạn chỉ có một chút hứng thú với việc mua hàng, họ có thể đưa ra giá thấp hơn so với bình thường.

Làm ra vẻ uể oải không có nghĩa là hành động một cách thô lỗ hay xúc phạm. Đưa ra những bình luận tiêu cực về những món hàng bạn đang mặc cả là bất lịch sự và chỉ làm cho người bán kém cởi mở để cho bạn một giá tốt. Một nụ cười và một câu chuyện đùa đủ giúp bạn dọc khắp Thái Lan.

2Kĩ thuật … thôi đi nha

cách mặc cả khi mua hàng tại Thái Lan

‘Thôi đi nha’ là vũ khí mạnh nhất của du khách khi mặc cả, nhưng nó cũng là kế nguy hiểm. Nếu làm tốt, chủ cửa hàng sẽ gọi bạn lại và hạ giá theo như yêu cầu của bạn; nếu không, bạn không thể quay lại vì sợ mất mặt. Khi bạn thực sự thích một món hàng nhưng giá vẫn còn trên trời và không có bên nào chịu nhượng bộ bạn có thể nói ‘cám ơn’ và chầm chậm rời cửa hàng. Nếu bạn có thể sử dụng kĩ thuật ‘thôi đi nha’ mua được món hàng với giá tốt, bạn có thể tự cho mình là chuyên gia mặc cả.

‘Thôi đi nha’ còn là cách để xem đó có phải là giá tốt hay không. Người bán biết bạn có hứng thú với món hàng đó nhưng không chịu trả với giá đắt như vậy sẽ gọi bạn lại và đưa giá thật, nhưng nếu nó đã là giá tốt, họ sẽ không gọi bạn lại.

1Mua nhiều để được giảm nhiều

cách mặc cả khi mua hàng tại Thái Lan

Ở rất nhiều trung tâm bán sỉ, đặc biệt là ở quận Pratunam của Bangkok – nếu bạn mua nhiều sản phẩm của thể được hưởng khuyến mại rất lớn. Mua một lần  3 – 4 món bạn sẽ thấy giá tự động giảm ít nhất 25%. Nhưng đây không phải chiến thuật duy nhất bạn sử dụng. Bắt đầu trả giá cho từng món một say đó gợi ý nếu mua nhiều thì có được mức giá cụ thể nào không. Chẳng lạ lẫm gì khi thấy du khách mua rất nhiều món rồi mua thêm một vali mới để chứa tất cả những thứ đó.

Một vài cụm từ hữu dụng khi mặc cả ở Bangkok, Thái Lan

Giá bao nhiêu? – Tauw rai?

Đắt quá! – Peng mak!

Bớt chút được không? – Lot dai mai?

Tôi không muốn nó. – Mai auw kraap/kaa (nam / nữ)

Tốt chút đi. Tôi phải nuôi 5 đứa con, thất nghiệp vạ bị vợ bỏ – Choui-noi chan mee rook tong leang ha kon. Chan tok ngan lae mear ting