Cả hai con đường đến chợ nổi Tha Kha và chợ nổi Amphawa đều cho chúng ta cơ hội quan sát lối sống truyền thống của người Thái, những ngôi nhà cổ, cánh đồng xanh và các trang trại.
Một trải nghiệm nhỏ đáng để thử là dừng ở một trong hàng trăm ruộng muối dọc theo con đường trong suốt hành trình. Samut Songkram cách vịnh Thái Lan chỉ vài cây số, kết quả là việc thu hoạch muối trở thành một nguồn thu nhập chính bên cạnh du lịch từ chợ nổi. Không giống như muối đá ở những vùng khác của Thái Lan, muối ở Samut Songkram chứa i ốt. Dành 10 – 15 phút ở đây, bạn sẽ thấy quy trình sản xuất muối. Các bịch muối cũng được bán với giá rất rẻ.
Chợ Mae Klong
08:20 Chỉ một giờ rưỡi lái xe từ Bangkok, chúng tôi đến ngôi chợ đầy đồ tươi ở Mae Klong. Đây là chợ lớn nhất Samut Songkram dù vậy nó vẫn giữ được nét yên bình ấm áp. Ở đây có nhiều cửa hàng bán thịt, cá, rau rất tươi cùng đồ ngọt của Thái, gia vị và bột cà ri ướt.
Điểm thu hút du khách đến ngôi chợ độc nhất này là người bán bày hàng hóa ngay sát đường ray xe lửa. Vào mỗi buổi sáng, khoảng 08:30 xe lửa sẽ đến trạm Mae Klong. Người bán phải nhanh chóng bốc đồ ra khỏi “quầy” và những cây dù để tàu có thể đi qua. Sau đó, như có phép màu, mọi thứ trở lại y chỗ cũ ngay khi đoàn tàu rời khỏi.
Nếu bạn muốn chụp lại khoảnh khắc huyên náo khi tàu đi qua hãy nhớ cẩn thận vì nó chạy khá nhanh. Liếc nhìn qua ống ngắm của máy ảnh trông đoàn tàu cứ như cách xa cả trăm mét nhưng thực chất nó đang ở ngay phía trước bạn.
Chợ nổi Tha Kha và làng đường thốt nốt
09:30 Lúc đầu, chợ nổi Tha Kha chỉ mở khoảng sáu bảy ngày mỗi tháng theo âm lịch. Ngày nay, giao thương diễn ra cả vào thứ sáu, thứ bảy vả chủ nhật. Tha Kha có số lượng du khách đến thăm ít hơn hẳn so với những chợ nổi khác ở Samut Sangkhram, có lẽ nhờ vậy mà nó tránh bị thương mại hóa như một số chợ láng giềng.
Có một số người Thái lớn tuổi chèo thuyền bán trái cây, rau củ, thức ăn địa phương và những món ngọt cực ngon. Người mua chủ yếu là người bản địa Tha Kha (cũng chèo thuyền). Người ở đây có vẻ như biết nhau rất rõ vì mọi người cười với nhau và gọi nhau bằng tên. Người ở đó không có vẻ gì để ý đến chúng tôi nên đây là dịp tốt để có thể thấy được chợ nổi nguyên gốc nơi mọi người buôn bán, trao đổi với nhau chứ không phải được dựng lên để phục vụ du lịch. Dù không có nhiều thứ để chúng tôi mua nhưng thức ăn rất đáng để thử. Tôi ăn thử Pad Thái (bún gạo xào) truyền thống được phục vụ trong một cái tô làm từ lá chuối và Kanom Krok (bánh dừa). Cả hai rất ngon!
Sau một lúc đi dạo và một vài mẫu chuyện nhỏ với cư dân và người bán hàng thân thiện, chúng tôi lên một đò chèo đến nhà của một gia đình để quan sát sự sản xuất đường thốt nốt. Công nhân ở xưởng cho chúng tôi xem cách đường thốt nốt được chiết xuất từ hoa. Khối lượng công việc khổng lồ diễn ra bên một lò nung đang rực cháy để cho ra một sản phẩm thô, dễ vỡ có mùi caramen không khó nhận ra.
Nhà và bảo tàng Benjarong
11:15 Sau một hành trình thư giãn dọc theo con kênh yên tĩnh từ khu sản xuất đường thốt nốt, chúng tôi trở lại xe và tiến đến bảo tàng Benjarong. Bảo tàng trưng bày một bộ sưu tập gốm sứ tráng men tuyệt đẹp với năm màu cơ bản. Mọi thứ đều được làm và vẽ bằng tay. Thật may mắn khi chúng tôi được cho phép đến gần các nghệ nhân điêu luyện đang tỉ mẩn áp màu lên nhiều sản phẩm khác nhau.
Ngạc nhiên là phải mất đến ba ngày để hoàn thành chiếc bình Benjarong. Đừng hỏi tại sao khi bạn phải chờ đến sáu tháng nếu muốn thiết kế của chính mình trên một chiếc bình Benjarong xinh đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn đặc biệt thích công việc này và muốn mua vài món về trang trí nhà cửa hay làm quà lưu niệm có thể mua ở khu trưng bày cạnh lối vào.
Bữa trưa
12:00 Chúng tôi dành chưa tới một giờ để khám phá bảo tàng cho tới lúc ăn trưa. Mất khoảng 10 phút để xe đưa chúng tôi đến Bann Amphawa Resort & Spa – một khu nghỉ dưỡng lí tưởng ẩn sau không gian tự nhiên. Vì khuôn viên rộng lớn và dịch vụ tuyệt vời của nó nên chúng tôi được đưa từ sảnh chờ ra nhà hàng ven sông bằng xe golf.
Ở nhà hàng Saban – Gna, nhân viên phục vụ chúng tôi 9 món hải sản. Món nào cũng tươi đẹp và hảo hạng. Những món nổi bật có thể kể đến như là: tôm cay, gỏi hải sản với hạt điều, cá sốt chua ngọt, rau xào tôm (cua, sò, ốc) và chắc chắn là có món Tom Yam Kung nổi tiếng – tất cả đều dùng kèm với cơm. Sau khi đầy bụng với những món ngon, tráng miệng của chúng tôi là sự lựa chọn giữa coffee, trà và nước ép trái cây.
Đi thuyền tới chùa Wat Bang Kung
13:15 Sau bữa trưa, thuyền máy đến đón và chúng tôi đi trên sông Tha Chin. Thuyền trưởng của thuyền chúng tôi rất thân thiện. Ông tắt máy hết lần này đến lần khác để kể chúng tôi nghe về lịch sử của khu vực này và những truyện dân gian về những danh thắng chúng tôi đi qua. Bản thân dòng sông cũng có câu chuyện của riêng mình, Tha Chin là nơi thương nhân người Anh phát hiện ra Chang và Eng khi đang bơi. Cặp song sinh dính liền nhau sau đó đi vòng quanh thế giới và sau này được biết đến là “Cặp song sinh người Siam” (xem chi tiết trên wiki tiếng Anh). Một vài câu chuyện thú vị cũng được kể khi chúng tôi ngang qua những ngôi nhà trên bờ sông. Trước khi kịp nhận ra, chúng tôi đã trở về điểm xuất phát ban đầu của chiều hôm đó, chùa Bang Kung.
Trở về hơn 200 năm trước dưới thời trị vì của vua Taksin, chùa Bang Kung là nơi đồn trú của quân đội Thái thời chống Miến Điện xâm lược. Rễ cây theo đúng nghĩa đen đã nuốt chửng toàn bộ cấu trúc cũ, như làm vầng hào quang của đức Phật thêm phần thiêng liêng. Đây là một trong những điểm nằm trong danh sách không thể không xem khi du lịch Thái Lan. Trong khuôn viên chùa có đài tưởng niệm đấu sĩ Muay Thái kiệt xuất “Nai Kanom Tom” còn gọi là ông tổ Muay Thái. Trước khi rời đi, chúng tôi cho mấy con cá bự tổ chảng ăn, có lẽ chúng được du khách chăm sóc kĩ lượng lắm.
Chợ nổi Amphawa
15:00 Một lúc sau, chúng tôi đến chợ nổi Amphawa. Nó đẹp hơn chợ Tha Kha mà chúng tôi đã đến trước đó. Người ta bán đồ ăn làm tại nhà và bánh ngọt. Ngoài ra, nhiều ngôi nhà ven sông mọc lên kinh doanh như cửa hàng, nhà hàng và vài nhà nghỉ. Chúng tôi nhảy khỏi thuyền và hòa vào đám đông bước đi chậm rãi và điều làm tôi ngạc nhiên là không thấy nhiều người nước ngoài như ở chợ nổi Damnoen Saduak của chuyến đi trước.
Bưu thiếp và quà lưu niệm khá rẻ nên việc trả giá với người bán là không cần thiết. Nếu bạn có thời gian và tham gia vào một tour riêng, nhớ yêu cầu hướng dẫn viên sắp xếp một “tour đom đóm”, đi thuyền sau hoàng hôn để ngắm nhìn hàng ngàn con đom đóm chiếu sáng trong bóng đêm. Nhớ mang theo đồ ăn vặt và nước uống vì chuyến đi thường kéo dài hơn một giờ.
Trước khi khởi hành về Bangkok, chúng tôi chờ xe ở một quán coffee. Vị ngọt của sữa đặc hòa quyện vào cà phê truyền thồng của Thái giúp chúng tôi lấy lại năng lượng sau một ngày phiêu lưu.
Deal ngon
Tên deal ngon | Link |
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) | Xem thêm |
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan | Xem thêm |
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) | Xem thêm |
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak | Xem thêm |
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm | Xem thêm |
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần | Xem thêm |
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel | Xem thêm |
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) | Xem thêm |
Một số hình ảnh khác về chuyến đi