Trang chủ Blog Trang 26

1. Khám phá Bangkok bằng thuyền

Du lịch Bangkok bằng thuyền

Khám phá Bangkok bằng thuyền là một cách tuyệt vời để có cái nhìn nhanh về nét đẹp vượt thời gian của thành phố cũng như xem vai trò của nhiều tuyến đường thủy trong quá khứ cũng như hiện tại. Gió thổi mái tóc bồng bềnh cùng những công trình uy nghiêm, thu hút ở hai bên bờ dòng sông Chao Phraya vĩ đại khiến nhiều người khó có thể chối từ nét quyến rũ của chuyến tham quan vòng quanh Bangkok bằng thuyền.

Tuy nhiên, việc sử dụng mạng lưới thuyền và phà rộng lớn này có thể gây chút phức tạp và yêu cầu tìm hiểu kĩ (sẽ được giải thích ở những trang sau). Nhưng với những du khách mới đến lần đầu, đây là danh sách những điều quan trọng được trích ra từ sách hướng dẫn đi thuyền và phà ở Bangkok.

Những điều cần biết khi du lịch Bangkok bằng đường thủy

  • Tuyến đường thủy Bangkok chia làm 3 bộ phận
    1. Phần lớn nhất là ở sông Chao Phraya
    2. Klong Saen Saeb cắt Bangkok từ Đông sang Tây.
    3. Klong của huyện Thonburi, mạng lưới các kênh rạch nằm phía đối diện của con sông.
  • Có 6 loại thuyền chính:
    1. Taxi trên sông (còn gọi là tàu taxi hay tàu nhanh),
    2. thuyền đuôi dài,
    3. phà qua sông,
    4. thuyền đi trên kênh,
    5. thuyền tư du lịch,
    6. thuyền đưa đón khách sạn.
  • Có 5 loại tàu taxi:
    1. Không có cờ – Dừng ở mỗi bến
    2. Tuyến cờ xanh (thuyền du lịch) – Dừng khi bạn muốn
    3. Tuyến cờ cam – Dừng ở những bến lớn
    4. Tuyến cờ vàng – Tàu nhanh chở hành khách (lớn)
    5. Tuyến cờ xanh – Tàu nhanh chở khách (nhỏ)
  • Thuyền đuôi dài giống như tuk-tuk trên sông. Những chiếc thuyền hẹp màu vàng này có thể thuê riêng. Giá cả có thể thương lượng trực tiếp với người lái nhưng khuyến cáo là nên đặt tour.
  • Bến trung tâm Sathorn nằm trước trạm BTS Saphan Taksin kết nối khu ven sông tới mọi nơi của thành phố.

Top 7 chợ nổi Bangkok khiến du khách say mê

Top 7 chợ nổi Bangkok khiến du khách say mê
Top 7 chợ nổi Bangkok khiến du khách say mê. ẢNh: shutterstock.com

Ngày nay việc mua bán chủ yếu phục vụ cho du khách hơn là cư dân địa phương. Chợ nổi bangkok, nơi có những con thuyền chất thành đống cao với những trái cây nhiệt đới, rau củ, dừa tươi có thể uống bất cứ lúc nào và thức ăn địa phương được nấu từ những căn bếp nổi ngay trên thuyền.

Để thưởng thức bầu không khí tuyệt vời mà không phải trả giá, hãy thử thư giãn trên một chiếc thuyền có hướng dẫn viên ở chợ Damoen Saduak. Có những chợ nổi: Taling Chan, Bang Ku Wiang, Tha Kha và Damnoen Sudak.

Bạn đã sẵn sàng tiếp tục khám phá chưa?

Chợ nổi Amphawa

Chợ nổi Amphawa
Chợ nổi Amphawa. Ảnh: shutterstock.com

Ở chợ nổi Amphawa, nhiều ngôi nhà thắp sáng cả con sông đang tăng lên gấp đôi vì có thêm hàng quán trong khi những người hàng rong bán bánh ngọt hay thức ăn tự nấu cho đám đông ngồi ở những bậc thềm bằng bê tông ở bờ kè. Một vài nhà hàng ở gần cầu có bàn nhưng vào cuối buổi chiều, việc kiếm được một chỗ ngồi là điều không thể. Một vài quán bar có ban công nhỏ nhìn ra sông nhưng cũng hiếm khi kiếm được chỗ ngồi. Vào cuối tuần, những con đường nhỏ tỏa ra sông trở thành một khu chợ bán đồ ăn địa phương, bán những thứ từ truyền thống như Pad Thái cho đến những món lạ như bánh sandwiche kem lạnh hay gỏi trứng cua móng ngựa. Có vài thuyền đuôi dài chở du khách đi vòng quanh để khám phá một chút về klong (hoặc khlong – từ Thái dùng để chỉ những con sông nhân tạo, kênh, rạch). Cố gắng đi sớm để tránh đám đông, bạn dễ dàng tận hưởng niềm vui hơn.  Xem thêm…

Chợ nổi Bang Khu Wiang

Chợ nổi Bang Khu Wiang
Chợ nổi Bang Khu Wiang. Ảnh: manubymanu.com

Có lẽ nơi tốt nhất để chiêm ngưỡng chợ nổi truyền thống của Thái mà không phải chen lấn giữa các du khách là chợ nổi Bang Khu Wiang. Thầy tu đến bằng thuyền từ sáng sớm để khất thực và có rất nhiều trang trại nên có nhiều thực phẩm tươi sống.

Giờ bắt đầu: 04:00 – 07:00 (mỗi ngày)

Cách đến đây: Một cách là thuê một chiếc thuyền từ bến Chang (Chang Pier ở Bangkok), và yêu cầu chở đến Noi-Khlong Om-Bang Khu Wiang Floating Market. Một cách khác rẻ hơn là đón một chiếc tầu từ bến Wat Chalo đến Bang Kruai (45 phút giá 5baht), xuất phát 15 phút một chuyến từ 05:00 – 20:00. Từ đó đi đến chợ mất 10 phút đi thuyền. Nếu không thích thuyền, bạn có thể thuê taxi hoặc tuk tuk ở chợ.

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Chợ nổi Bang Nam Pheung
Chợ nổi Bang Nam Pheung. Ảnh: shutterstock.com

Chợ nổi Bang Nam Pheung có lẽ nên gọi là “chợ ven sông” vì cũng giống như nhiều chợ khác nó chỉ có vài chiếc thuyền đậu bên bờ sông và các gian hàng cũng chủ yếu nằm trên bờ. Với sự thành công của chợ nổi nổi tiếng Damnoen Saduak và gần đây hơn là Amphawa, mô hình chợ này ngày càng phồn thịnh trên khắp Thái Lan và mỗi làng gần gần sông đều có nét riêng của nó.

Chợ nổi Bang Nam Pheung chỉ cách phía đông Bangkok vài kilomet nhưng không dễ tìm hoặc đến nếu không có phương tiện di chuyển riêng. Bởi vì chưa được nhiều du khách biết đến và khoảng cách gần Bangkok nên đây là nơi tuyệt vời để bước ra khỏi thành thị náo nhiệt và bước vào cuộc sống làng quê chân thật. Xem thêm…

Chợ nổi Damnoen Saduak

Chợ nổi Damnoen Saduak
Chợ nổi Damnoen Saduak. Ảnh: shutterstock.com

Từng xuất hiện trong bộ phim của James Bond, chuyến đi đến chợ nổi Damnoen Saduak vẫn đáng để thử. Những con kênh nhỏ với đầy những chiếc thuyền phẵng đua nhau giành vị trí đẹp, những người phụ nữ chèo thuyền chuyên nghiệp sẵn sàng dừng lại và trả giá để kiếm khách. Màu sắc đó, tiếng ồn đó…đã làm nên chợ Damnoen Saduak. Xem thêm…

  • Giờ mở cửa: 07:00 – 11:00 (mỗi ngày)
  • Làm sao đến đây: Bắt xe buýt từ trạm xem phía Nam (+66 (0)2 434 5557 – 8) đến Samut Sangkhram tỉnh Ratchaburi, cách Bangkok 80km hướng Tây – Nam. Sau đó bạn có thể đi bộ dọc theo hành lang của chợ hoặc đi thuyền đến bến chọ.

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

Chợ nổi Khlong Lat Mayom
Chợ nổi Khlong Lat Mayom. Ảnh: shutterstock.com

Chợ nổi Khlong Lat Mayom là một trong ba chợ nổi tọa lạc gần Bangkok, không quá 20km tính từ trung tâm và có thể đi taxi từ Wonwian Yai (trạm BTS cuối của tuyến Silom). Khlong Lat Mayom không giống chút nào với chợ nổi Damnoen Saduak chuyên phục vụ du lịch hay sự đông đúc ở chợ nổi Amphawa nhưng đây lại mang nét quyến rũ và chính thống của một khu chợ địa phương và bạn có thể là một trong số những người nước ngoài ít ỏi đi loanh quoanh. Bạn có thể dành vài tiếng ở đây sau đó đi đến chợ nổi Tailing Chan cách đó vài kilomet. Xem thêm…

Chợ nổi Taling Chan

Chợ nổi Taling Chan
Chợ nổi Taling Chan. Ảnh: shutterstock.com

Chợ này gần Bangkok nên nếu bạn muốn một trải nghiệm mua sắm mới hãy du hành đến đây dịp cuối tuần. Bạn có thể tham quan khu kênh rạch xung quanh chợ bằng cách thuê chiếc thuyền và những ngôi làng nhỏ sẽ xuất hiện dọc đường đi. Du lịch homestay (ngủ và sinh hoạt cùng người dân bản địa) có sẵn giúp trải nghiệm chất Thái thật sự. Xem thêm …

  • Giờ mở cửa: 09:00 – 17:00 (chỉ vào dịp cuối tuần)
  • Làm sao đến đây: đi xe buýt số 70 hoặc 83, tuyến băng qua sông Chao Praya tới phía bên huyện Thonburi của Bangkok. Chợ nằm gần khi phía trước văn phòng huyện Taling Chan.

Chợ nổi Tha Kha

Chợ nổi Tha Kha
Chợ nổi Tha Kha. Ảnh: shutterstock.com

Tha Kha có số lượng du khách đến thăm ít hơn hẳn so với những chợ nổi khác ở Samut Sangkhram, có lẽ nhờ vậy mà nó tránh được các cuộc tấn công kinh tế có thể thấy ở chợ nổi Damoen Saduak gần đó. Quan trọng nhất là chợ chỉ mờ 6 ngày một tuần theo âm lịch. Xem thêm…

  • Giờ mở cửa: 06:00 – 12:00 (chỉ mở vào cuối tuần)
  • Làm sao đến đây: Cách Damnoen Saduak 10 km, có thể đến chợ này cùng đường với chợ Damnoen Saduak và sau đó thuê taxi. Một lựa chọn khác là thuê taxi từ Bangkok đến Tha Kha (khoảng 500 baht).

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Hành trình đến chợ nổi Tha Kha và Amphawa

Chợ nổi Tha Kha

Cả hai con đường đến chợ nổi Tha Kha và chợ nổi Amphawa đều cho chúng ta cơ hội quan sát lối sống truyền thống của người Thái, những ngôi nhà cổ, cánh đồng xanh và các trang trại.

Một trải nghiệm nhỏ đáng để thử là dừng ở một trong hàng trăm ruộng muối dọc theo con đường trong suốt hành trình. Samut Songkram cách vịnh Thái Lan chỉ vài cây số, kết quả là việc thu hoạch muối trở thành một nguồn thu nhập chính bên cạnh du lịch từ chợ nổi. Không giống như muối đá ở những vùng khác của Thái Lan, muối ở Samut Songkram chứa i ốt. Dành 10 – 15 phút ở đây, bạn sẽ thấy quy trình sản xuất muối. Các bịch muối cũng được bán với giá rất rẻ.

Chợ xe lửa ở Thái Lan

 Chợ Mae Klong

08:20 Chỉ một giờ rưỡi lái xe từ Bangkok, chúng tôi đến ngôi chợ đầy đồ tươi ở Mae Klong. Đây là chợ lớn nhất Samut Songkram dù vậy nó vẫn giữ được nét yên bình ấm áp. Ở đây có nhiều cửa hàng bán thịt, cá, rau rất tươi cùng đồ ngọt của Thái, gia vị và bột cà ri ướt.

Điểm thu hút du khách đến ngôi chợ độc nhất này là người bán bày hàng hóa ngay sát đường ray xe lửa. Vào mỗi buổi sáng, khoảng 08:30 xe lửa sẽ đến trạm Mae Klong. Người bán phải nhanh chóng bốc đồ ra khỏi “quầy” và những cây dù để tàu có thể đi qua. Sau đó, như có phép màu, mọi thứ trở lại y chỗ cũ ngay khi đoàn tàu rời khỏi.

Nếu bạn muốn chụp lại khoảnh khắc huyên náo khi tàu đi qua hãy nhớ cẩn thận vì nó chạy khá nhanh. Liếc nhìn qua ống ngắm của máy ảnh trông đoàn tàu cứ như cách xa cả trăm mét nhưng thực chất nó đang ở ngay phía trước bạn.

Chợ nổi Tha Kha

Chợ nổi Tha Kha và làng đường thốt nốt

09:30 Lúc đầu, chợ nổi Tha Kha chỉ mở khoảng sáu bảy ngày mỗi tháng theo âm lịch. Ngày nay, giao thương diễn ra cả vào thứ sáu, thứ bảy vả chủ nhật. Tha Kha có số lượng du khách đến thăm ít hơn hẳn so với những chợ nổi khác ở Samut Sangkhram, có lẽ nhờ vậy mà nó tránh bị thương mại hóa như một số chợ láng giềng.

Có một số người Thái lớn tuổi chèo thuyền bán trái cây, rau củ, thức ăn địa phương và những món ngọt cực ngon. Người mua chủ yếu là người bản địa Tha Kha (cũng chèo thuyền). Người ở đây có vẻ như biết nhau rất rõ vì mọi người cười với nhau và gọi nhau bằng tên. Người ở đó không có vẻ gì để ý đến chúng tôi nên đây là dịp tốt để có thể thấy được chợ nổi nguyên gốc nơi mọi người buôn bán, trao đổi với nhau chứ không phải được dựng lên để phục vụ du lịch. Dù không có nhiều thứ để chúng tôi mua nhưng thức ăn rất đáng để thử. Tôi ăn thử Pad Thái (bún gạo xào) truyền thống được phục vụ trong một cái tô làm từ lá chuối và Kanom Krok (bánh dừa). Cả hai rất ngon!

Sau một lúc đi dạo và một vài mẫu chuyện nhỏ với cư dân và người bán hàng thân thiện, chúng tôi lên một đò chèo đến nhà của một gia đình để quan sát sự sản xuất đường thốt nốt. Công nhân ở xưởng cho chúng tôi xem cách đường thốt nốt được chiết xuất từ hoa. Khối lượng công việc khổng lồ diễn ra bên một lò nung đang rực cháy để cho ra một sản phẩm thô, dễ vỡ có mùi caramen không khó nhận ra.

Tour Tha Kha

Nhà và bảo tàng Benjarong

11:15 Sau một hành trình thư giãn dọc theo con kênh yên tĩnh từ khu sản xuất đường thốt nốt, chúng tôi trở lại xe và tiến đến bảo tàng Benjarong. Bảo tàng trưng bày một bộ sưu tập gốm sứ tráng men tuyệt đẹp với năm màu cơ bản. Mọi thứ đều được làm và vẽ bằng tay. Thật may mắn khi chúng tôi được cho phép đến gần các nghệ nhân điêu luyện đang tỉ mẩn áp màu lên nhiều sản phẩm khác nhau.

Ngạc nhiên là phải mất đến ba ngày để hoàn thành chiếc bình Benjarong. Đừng hỏi tại sao khi bạn phải chờ đến sáu tháng nếu muốn thiết kế của chính mình trên một chiếc bình Benjarong xinh đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn đặc biệt thích công việc này và muốn mua vài món về trang trí nhà cửa hay làm quà lưu niệm có thể mua ở khu trưng bày cạnh lối vào.

Tour chợ Amphawa

Bữa trưa

12:00 Chúng tôi dành chưa tới một giờ để khám phá bảo tàng cho tới lúc ăn trưa. Mất khoảng 10 phút để xe đưa chúng tôi đến Bann Amphawa Resort & Spa – một khu nghỉ dưỡng lí tưởng ẩn sau không gian tự nhiên. Vì khuôn viên rộng lớn và dịch vụ tuyệt vời của nó nên chúng tôi được đưa từ sảnh chờ ra nhà hàng ven sông bằng xe golf.

Ở nhà hàng Saban – Gna, nhân viên phục vụ chúng tôi 9 món hải sản. Món nào cũng tươi đẹp và hảo hạng. Những món nổi bật có thể kể đến như là: tôm cay, gỏi hải sản với hạt điều, cá sốt chua ngọt, rau xào tôm (cua, sò, ốc) và chắc chắn là có món Tom Yam Kung nổi tiếng – tất cả đều dùng kèm với cơm. Sau khi đầy bụng với những món ngon, tráng miệng của chúng tôi là sự lựa chọn giữa coffee, trà và nước ép trái cây.

Wa Bang Kung

Đi thuyền tới chùa Wat Bang Kung

13:15 Sau bữa trưa, thuyền máy đến đón và chúng tôi đi trên sông Tha Chin. Thuyền trưởng của thuyền chúng tôi rất thân thiện. Ông tắt máy hết lần này đến lần khác để kể chúng tôi nghe về lịch sử của khu vực này và những truyện dân gian về những danh thắng chúng tôi đi qua. Bản thân dòng sông cũng có câu chuyện của riêng mình, Tha Chin là nơi thương nhân người Anh phát hiện ra Chang và Eng khi đang bơi. Cặp song sinh dính liền nhau sau đó đi vòng quanh thế giới và sau này được biết đến là “Cặp song sinh người Siam” (xem chi tiết trên wiki tiếng Anh). Một vài câu chuyện thú vị cũng được kể khi chúng tôi ngang qua những ngôi nhà trên bờ sông. Trước khi kịp nhận ra, chúng tôi đã trở về điểm xuất phát ban đầu của chiều hôm đó, chùa Bang Kung.

Trở về hơn 200 năm trước dưới thời trị vì của vua Taksin, chùa Bang Kung là nơi đồn trú của quân đội Thái thời chống Miến Điện xâm lược. Rễ cây theo đúng nghĩa đen đã nuốt chửng toàn bộ cấu trúc cũ, như làm vầng hào quang của đức Phật thêm phần thiêng liêng. Đây là một trong những điểm nằm trong danh sách không thể không xem khi du lịch Thái Lan. Trong khuôn viên chùa có đài tưởng niệm đấu sĩ Muay Thái kiệt xuất “Nai Kanom Tom” còn gọi là ông tổ Muay Thái. Trước khi rời đi, chúng tôi cho mấy con cá bự tổ chảng ăn, có lẽ chúng được du khách chăm sóc kĩ lượng lắm.

Chợ nổi Amphawa

Chợ nổi Amphawa

15:00 Một lúc sau, chúng tôi đến chợ nổi Amphawa. Nó đẹp hơn chợ Tha Kha mà chúng tôi đã đến trước đó. Người ta bán đồ ăn làm tại nhà và bánh ngọt. Ngoài ra, nhiều ngôi nhà ven sông mọc lên kinh doanh như cửa hàng, nhà hàng và vài nhà nghỉ. Chúng tôi nhảy khỏi thuyền và hòa vào đám đông bước đi chậm rãi và điều làm tôi ngạc nhiên là không thấy nhiều người nước ngoài như ở chợ nổi Damnoen Saduak của chuyến đi trước.

Bưu thiếp và quà lưu niệm khá rẻ nên việc trả giá với người bán là không cần thiết. Nếu bạn có thời gian và tham gia vào một tour riêng, nhớ yêu cầu hướng dẫn viên sắp xếp một “tour đom đóm”, đi thuyền sau hoàng hôn để ngắm nhìn hàng ngàn con đom đóm chiếu sáng trong bóng đêm. Nhớ mang theo đồ ăn vặt và nước uống vì chuyến đi thường kéo dài hơn một giờ.

Trước khi khởi hành về Bangkok, chúng tôi chờ xe ở một quán coffee. Vị ngọt của sữa đặc hòa quyện vào cà phê truyền thồng của Thái giúp chúng tôi lấy lại năng lượng sau một ngày phiêu lưu.

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Một số hình ảnh khác về chuyến đi

Bản đồ đường đi đến chợ nổi Tha Kha

Chợ nổi Taling Chan

Chợ nổi Taling Chan

Chỉ cách Bangkok vài cây số nhưng đủ xa để thoát khỏi những điểm du lịch đầy du khách là chợ nổi Taling Chan quyến rũ. Nó có mọi thứ bạn cần để ở đây nửa ngày mà không cần phải đặt tour và nó còn là khu chợ đặc trưng hơn nhiều so với những khu chợ nổi tiếng rộng lớn khác. Ở đây bạn có thể thưởng thức bữa trưa hải sản tuyệt ngon bằng cách ngồi trên sàn nhà cùng với người bản địa, lái thuyền đuôi dài dạo quanh các con kênh lân cận chỉ với 100 baht, mua sắm điên cuồng hay nếm thử nhiều món ăn. Bạn thậm chí có thể mát xa chân bên dưới những tán cây với giá chỉ 200 baht. Hãy tranh thủ thưởng thức trong khi nó còn đậm chất “địa phương” vì nó đã bắt đầu “thay đổi”.

Chợ nổi Taling Chan

Chợ nổi là thứ không thể cưỡng lại với cả du khách và người Thái. Bất cứ đâu có chợ nổi cuối tuần thì ở đó có đồ ăn và bất cứ đâu có đồ ăn ở đó có đám đông. Nhưng có vài khu chợ quá nổi tiếng đến mức người đến không cảm nhận được cái thật nữa… họ chỉ đơn giản biến đó thành một cơ hội để chụp ảnh, giống như chợ nổi Damoen Saduak.

Một vài người khác thì thích chợ nổi Amphawa vì nó đặc trưng nhưng mức độ đông của nó thì không vui chút nào. Thậm chí đi bộ dọc theo hai bờ sông cứ như bị kẹt trong tàu điện ngầm giờ cao điểm. Mặt khác, bạn có thể tìm những chợ nổi ít đông khách hơn nhưng thật lòng gọi chợ nổi thì hơi quá vì chỉ có năm sáu chiếc thuyền neo ở bến thì trông giống một chợ ven sông hơn, và đúng là nó không thu hút nhiều khách du lịch.

Chợ nổi Taling Chan

Nhưng còn có chợ nổi Taling Chan, với đủ số thuyền để gọi là chợ nổi và đủ người để tạo nên sự náo nhiệt. Tọa lạc cách Bangkok 12 cây số, nơi đây rất dễ đến mà không phải mua tour hay dậy sớm lúc 6 giờ sáng. Nếu bạn không có phương tiện riêng có thể đi BTS đến trạm cuối “Wongwian Yai” sau đó bắt taxi khoảng 150 baht.

Lối vào khu chợ không phải là thứ gây ấn tượng duy nhất với mái nhựa màu xanh lá che chở cây cối, dụng cụ làm vườn mà bên dưới là một khu chợ thật sự với đủ các món ngọt, trái cây, đồ ăn vặt mà bạn nên thử. Đi du lịch mà không ăn thì mất phân nửa niềm vui.

Chợ nổi Taling Chan

Đi qua một cái cầu nhỏ, bạn không thể bỏ lỡ những chiếc thuyền gỗ neo dậu dọc bờ sông, đa số chúng là nơi chế biến những con tôm khổng lồ trên lò nướng, cua xanh, cá to và vài thứ khác để chuẩn bị món Som Tum nổi tiếng cho nhiều thực khách đang ngồi ở những cái bàn gỗ thấp. Còn gì tuyệt hơn việc thưởng thức hải sản ở chợ nổi dịp cuối tuần. Nếu bạn đi sau 11 giờ sáng, các quán ăn đều kín chỗ. Tiếp tục đi qua khu quán ăn, đám đông bắt đầu thưa dần đi.

Chợ nổi Taling Chan

Nếu bạn không thích ngồi ăn trền sàn, bạn sẽ tìm thấy vài quán ăn có bàn ghế nhựa gần cầu xe lửa. Thường thì menu không có nhiều món nên việc gọi món không mấy vất vả. Trong trường hợp tệ nhất hãy gọi những món giống với bàn bên cạnh. Bốn năm con tôm khổng lồ có giá khoảng 200 baht và khá ngon.

Nhăm nhi ở gần sông là một trải nghiệm thú vị, bạn thật sử nên thử một lần. Ngạc nhiên là trong khi đầu bếp đang nướng cá trên thuyền của họ thì hàng trăm con cá trê to lớn đang bơi dưới nước của con sông. Chắc chắc những con cá được du khách cho ăn bột viên suốt ngày này có vị không mấy đậm đà. Một nhóm nghệ sĩ truyền thống Thái chơi nhạc trong vài giờ cứ như ở trong nhà hàng sang trọng.

Chợ nổi Taling Chan

Kế bên khu ăn uống là dòng thuyền đuôi dài chạy qua chạy lại không ngớt. Bạn thật sự có thể leo lên những chiếc thuyền này cho một tour nhanh vòng quanh khu kênh, hoặc “khlongs” như người ở đây gọi. Nó không quá ấn tượng nhưng thêm một chút vui vào chuyến tham quan. Bạn sẽ đi qua những ngôi chùa, ngắm nhìn cuộc sống của cư dân vùng sông nước.

Chợ nổi Taling Chan

Trên đường trở ra, kết thúc chuyến tham quan của bạn ở chỗ mát xa ngoài trời dưới các gốc cây. Giá khá rẻ (200 baht một giờ) và tuyệt vời để chợp mắt một lúc nếu bạn không phiền những cuộc trò chuyện không ngừng nghỉ của những nữ nhân viên mát xa người luôn bắt kịp mọi tin đồn của tuần. Đến đây vào khoảng 10:00 sáng nghĩa là bạn đã tránh được cái nắng và đám đông. Nhớ là mang tiền mặt vì không ai chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng.

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Xem thêm hình ảnh Chợ Nổi Taling Chan

Click để xem ảnh lớn

Chợ nổi Taling Chan

  • Giờ mở cửa: Thứ Bảy và Chủ Nhật từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều
  • Cách đến đây: Taxi là cách dễ nhất nhưng bạn có thể đi đến bằng BTS từ trạm Wongwian Yai sau đó đi ta taxi khoảng 17 phút hoặc buýt khoảng một giờ theo bản đồ này đi từ Central World.

Bản đồ đường đi đến chợ nổi Taling Chan

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

Chợ nổi Khlong Lat Mayom là một trong ba chợ nổi tọa lạc gần Bangkok, không quá 20km tính từ trung tâm và có thể đi taxi từ Wonwian Yai (trạm BTS cuối của tuyến Silom). Khlong Lat Mayom không giống chút nào với chợ nổi Damnoen Saduak chuyên phục vụ du lịch hay sự đông đúc ở chợ nổi Amphawa nhưng đây lại mang nét quyến rũ và chính thống của một khu chợ địa phương và bạn có thể là một trong số những người nước ngoài ít ỏi đi loanh quoanh. Bạn có thể dành vài tiếng ở đây sau đó đi đến chợ nổi Tailing Chan cách đó vài kilomet.

maxresdefault 17

Hành trình ăn vặt phủ phê ở chợ nổi Khlong Lat Mayom

Thái Lan có tầm 7 chợ nổi nổi tiếng nhưng Khlong Lat Mayom là một trong số chợ gần nhất và dễ đi nhất....

Mọi người ai cũng thích chợ – cả người Thái và khách du lịch – bạn nhất định phải thấy cách người bản địa họp chợ vào dịp cuối tuần. Văn hóa chợ địa phương ăn sâu vào cuộc sống hằng ngày của người Thái và việc ăn ngoài không còn là một sự kiện quan trọng như trong văn hóa phương Tây: nó vui, rẻ và ngạc nhiên và đồ ăn Thái đa dạng đến nổi nó có thể là chủ đề cho chuyến du lịch đến Thái Lan.

Khlong Lat Mayom

Giống như hai ngôi chợ khác xung quanh Bangkok, định nghĩa chợ nổi được “kéo dài” ra thêm một chút, nói thật thì nó giống chợ ven sông hơn. Con kênh rất hẹp và chỉ có vài chiếc thuyền được neo dọc hai bờ và bên dưới một cây cầu thấp đang nấu thức ăn cho thực khách ngồi ở những cái bàn thấp dọc theo mặt nước. Ăn uống luôn là điểm nổi bật của chuyến thăm chợ nổi, ngồi trên một ghế đẩu gỗ cao không quá 10cm và gọi một dĩa thức ăn được nấu trên một chiếc thuyền gỗ bé tí neo kế bên bàn của bạn là một trải nghiệm thú vị có phần kì lạ.

Đừng ngại thử một vài món bạn không quen. Nếu bạn không biết đó là gì, chỉ cần chỉ vào dĩa: súp mì, Pad Thai, Kanom Jeen (món bún gạo lạnh) hoặc Hoi Tod (Hàu ốp la) chỉ từ 20 – 30 baht mỗi dĩa. Nước uống thường được bán bởi người khác đi bộ xung quanh.

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

Phần lớn nhất của khu chợ được xây trên một nền đất chắc chắn khá lớn và thú vị. Một bên thì chuyên bán đồ tươi như rau củ và trái cây còn bên kia thì bán đủ loại món ăn vặt, món ngọt và đồ ăn chính đầy màu sắc. Bạn có thể tìm thấy vài loại trái cây nhiệt đới quen thuộc hoặc lạ lẫm như: đu đủ khổng lồ, xoài xanh hoặc chín to, mận, sa pô chê, bưởi lớn. Nếu bạn nghĩ là mình biết trái thơm và trái chuối thì nghĩ lại đi! Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến với một đất nước miền nhiệt đới, bạn sẽ phải ngạc nhiên, không có gì giống với cái bạn từng thử ở đất nước của mình.

Cá nướng kiểu Thái

Vào sâu trong chợ là nơi bạn có thể mua những bộ quần áo, đồ trang trí nhà cửa, phụ kiện, đồ chơi với giá rẻ đặc biệt là các loại cây và hoa, hai món lúc nào cũng phổ biến ở chợ ven sông. Nếu bạn dẫn trẻ em đi theo, có thể đưa chúng đến trang trại ngựa con ở ngay đường đi; chúng sẽ chở những người bạn nhỏ dễ thương từ trang trại đến chợ và trở về, chắc chắn sẽ cho bọn trẻ những kỉ niệm tuyệt vời và cho bạn những bức ảnh thật đẹp.

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

Để có một buổi sáng đẹp nhất, bạn có thể kết hợp cả hai chợ nổi Taling Chan và Khlong Lat Mayom vì chúng chỉ cách nhau vài cây số. Đến Khlong Lat Mayom trước vì trong hai chợ nổi nó nhỏ nhất, sau đó di chuyển đến Taling Chan nơi bạn có thể xuống thuyền đuôi dài và đi vòng quanh khu sông nước lân cận với chi phí rất nhỏ. Cả hai nơi đều cho bạn cái nhìn tuyệt vời của người tận mắt chứng kiến cuộc sống hàng ngày cửa cư dân vùng sông nước và cho bạn một buổi sáng tuyệt vời xa chốn đô thị và bạn không phải dậy trước mặt trời mọc để tận hưởng điều đó.

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Một số hình ảnh chợ nổi Khlong Lat Mayom

Chợ nổi Khlong Lat Mayom

  • Giờ mở cửa: Thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ chung từ 09:30 sáng đến 04:30 chiều
  • Cách đến đây: Đi taxi từ trạm BTS Wongwian Yai… nó hơi xa nhưng chỉ tốn 150 baht

Bản đồ đường đi đến chợ nổi Khlong Lat Mayom

Chợ nổi Damnoen Saduak ở Bangkok

Chợ nổi Thái Lan

Khi chiếc minivan của chúng tôi tăng tốc qua tỉnh Samut Sakhon, ai nấy đều trầm trộ trước một đồng bằng với những cây dừa, vườn cây ăn trái và cánh đồng muối. Neil, hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm ngày hôm đó, không lãng phí thời gian bằng cách kể những lợi ích của khu chợ nổi và tour sông Kwai. “Ở đây tại Mae Khlong chợ diễn ra trên đường ray xe lửa”, anh ấy nói. Khi xe lửa đến mọi người di chuyển mọi thứ chỉ để sắp xếp lại đồ đạc lần nữa ngay khi nó đi. Tài xế của chúng tôi bắt đầu đi chậm lại cho chúng tôi sự ngưỡng mộ về những cuộc đời diễn ra trên đường ray. Đó là hình ảnh truyền thống chỉ có ở Thái mà đi bằng xe buýt du lịch có mơ cũng chẳng thấy, và chúng tôi đã thưởng thức sự chân thật đó.

Ở một trung tâm đồ mỹ nghệ chúng tôi đã biết chuyện gì xảy ra với “con cháu” của những cây dừa đi đâu cũng thấy ở Samut Songkhram. Neil đã trình bày cách lấy nước cốt dừa từng được sử dụng và cách đường thốt nốt được chiết xuất từ nhựa hoa. Khối lượng công việc khổng lồ diễn ra bên một lò nung đang rực cháy để cho ra một sản phẩm thô, dễ vỡ có mùi caramen dễ nhận ra.

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm
Chợ nổi Damnoen Suduak

Chợ nổi Damnoen Saduak ở Bangkok

Hơn 30 năm trước, chợ nổi Damnoen Saduak góp mặt trong một cảnh rượt đuổi của James Bond giờ trở thành một trong những điểm thu hút du lịch nổi tiếng.

Khi đến nơi chúng tôi lạc vào một vùng văn hóa sông nước tràn đầy màu sắc và đồ lưu niệm. Hàng hóa đa dạng từ những trái bóng mây, con rối truyền thống cho tới những giỏ xách thêu, phở và nón tre rộng vành, mọi thứ đều rất ấn tượng và không thể phủ nhận cảnh vật rất ăn ảnh. Hình ảnh những người phụ nữ lớn tuổi chèo chiếc thuyền tam bản chở khách du lịch to gấp đôi và tuổi bằng phân nửa họ cũng thú vị.

River Kwai

Ăn trưa ở sông Kwai

Nổi tiếng nhờ bộ phim đoạt giải Oscar, Cầu qua sông Kwai vẫn còn là một nơi đầy cay đắng. Tại đây tù binh và lao động châu Á bị ép xây dựng một cây cầu đường sắt để nối tuyến đường vận chuyển hàng hóa của Nhật Bản từ Thái Lan sang Miến Điện. Sự tàn độc của những kẻ cầm giữ đã dẫn tới sự thiệt mạng của hơn 100.000 người trong quá trình xây dựng – nếu không thì cũng vì kiệt sức, sau đó là đói, bạo hành và bệnh tật.

Sau bữa trưa chúng tôi đi qua cầu nhìn những dầm thép và cột trắng. Tàu chở khách du lịch cứ rầm rầm qua lại nhưng chúng tôi chọn cách đi bộ trên cái cầu tôi chỉ thấy qua TV. Biết bao đao đớn để đóng từng cây đinh táng này? Bao nhiêu cuộc đời đã ngã xuống từng đoạn đường ray?

Xem thêm: Chi tiết về Con đường sắt Thái Lan – Miến Điện trên Wikipedia

Bảo tàng đường sắt Thái Lan - Miến Điện

Bảo tàng Đường Sắt Chết và trung tâm nghiên cứu

Ở đây (hay còn gọi là Bảo tàng đường sắt Thái Lan – Miến Điện) chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về hình ảnh cây cầu và quá trình xây dựng nên nó. Bảo tàng không tầm thường hóa những bi kịch mà thay vào đó người xem biết được động lực xây dựng cây cầu và những vấn đề gặp phải.

Đau đớn nhất là những món đồ không còn sử dụng được để lại trong bụi bẩn. Những chiếc hộp ngổn ngang với những hình vẽ nguệch ngoạc và những dòng tin nhắn khắc lên đó – như một tiếng thét thầm với thế giới bên ngoài – đầy ám ảnh. Sau đó chúng tôi qua nghĩa trang Kanchanaburi bên cạnh nơi 7,000 người lính Úc, Anh và Hà La được chôn cất. Đó có lẽ là kết thúc phù hợp cho quá trình khai sáng đầy ảm đạm.

Nakhorn Pathom

Nakhon Pathom

Sau khoảng một giờ lái xe hướng về Bangkok, chiếc minivan của chúng tôi đến một bảo tháp lớn là trung tâm thống trị của thành phố cổ Nakhom Pathom. Được xây dựng bởi vua Rama IV, với chiều cao 120m đây là bảo tháp lớn nhất thế giới. Chúng tôi leo qua các bậc thang bước vào đền. Bức tượng Phật lớn với thủ ấn vô úy (tay mặt với các ngón tay duỗi ra chỉ về phía trước, ngang tầm vai) tuyệt đẹp và thanh bình.

Bên ngoài, xung quanh bảo tháp là khoảng sân rộng với những hốc tường có chứa nhiều hình ảnh tượng Phật. Không khí ngập tràn tiếng tụng kinh của các vị sư khiến tôi cảm thấy thanh bình và như muốn nán lại. Đây là một trong số những nơi chúng tôi gặp trên hành trình của mình.

Xem thêm hình ảnh về chợ nổi Damnoen Saduak và sông Kwai
Click vào ảnh để xem kích thước lớn

Chợ nổi Bang Nam Pheung ở Bangkok

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Chợ nổi Bang Nam Pheung có lẽ nên gọi là “chợ ven sông” vì cũng giống như nhiều chợ khác nó chỉ có vài chiếc thuyền đậu ven sông còn các gian hàng chủ yếu nằm trên bờ. Với sự thành công của chợ nổi nổi tiếng Damnoen Saduak và gần đây hơn là Amphawa, mô hình chợ này ngày càng phồn thịnh trên khắp Thái Lan và mỗi làng gần gần sông đều có nét riêng của nó.

Chợ nổi Bang Nam Pheung chỉ cách phía đông Bangkok vài kilomet nhưng không dễ tìm hoặc đến nếu không có phương tiện di chuyển riêng. Bởi vì chưa được nhiều du khách biết đến và khoảng cách gần Bangkok nên đây là nơi tuyệt vời để bước ra khỏi thành thị náo nhiệt và bước vào cuộc sống làng quê chân thật.

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Bang Nam Pheung nằm ở một đoạn quanh co của sông Chao Phraya với biệt danh “lá phổi xanh của Bangkok”, một khu vực ít được biết đến với bầu trời trong xanh và thảm thực vật tươi tốt dù ở rất gần thành phố.

Nếu bạn nghĩ chợ nổi là một con kênh với một hạm đội thuyền gỗ, thì đây không phải là cái bạn nghĩ. Hoàn toàn tương phản với hình ảnh du lịch ở chợ nổi Damnoen Saduak, Bang Nam Pheung là một chợ địa phương thật sự với nhiều món ăn và đồ ngọt thú vị đáng để thử. Dù nó không có nhiều cảnh đẹp nhưng lại có nhiều điều quyến rũ.

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Nếu bạn lái xe từ Bangkok vào mảnh đất xanh này, bạn sẽ thấy nhiều bảng chỉ đường chỉ về hướng bên phải, dẫn tới một bãi đậu xe hơi lớn gần sông. Bản thân con sông đã hẹp và không mấy ấn tượng khi chỉ có 5 – 6 chiếc thuyền đang nấu ăn phục vụ khách hàng. Giống như nơi khác, bàn thấp được xếp thành hàng dài dọc theo bờ sông bên dưới mái lợp tạo nên bầu không khí thú vị và thư giãn. Đồ ăn khá ngon nhưng không có nhiều sự lựa chọn ngoài hải sản và các món bún, mì. Và chắc chắc là việc ăn ở gần sông thú vị hơn nhiều so với ăn bên lề đường hối hả ở Bangkok.

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Mặc dù được đầu tư quảng bá bởi Cơ Quan Du Lịch Thái Lan, chợ vẫn còn nguyên sơ với lượng lớn khách đến thăm chủ yếu là người Thái. Với mọi người đây là dịp để khám phá những món ăn, đồ ngọt địa phương như mít, gấc …

Chợ nổi Bang Nam Pheung

Chợ nổi Bang Nam Pheung không phải là một nơi rộng lớn nhưng đủ lớn để giúp bạn giải trí cho một buổi sáng và dấu hiệu mở rộng cho thấy sự thành công của ngôi chợ này. Khám phá qua những lối đi hẹp và lượn dưới những tán cây to thú vị hơn nhiều so với những công trình vừa hẹp vừa nóng ở những chợ khác. Người dân rất thân thiện đặc biệt nếu bạn dám thử những món ăn lạ mắt đang được trưng bày. Đối với du khách, chợ nổi Bang Nam Pheung chắc chắc là một nơi đầy bất ngờ

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Một số hình ảnh về chợ nổi Bang Nam Pheung

(Click để xem ảnh lớn)

Bản đồ đường đi đến chợ nổi Bang Nam Pheung

Chợ nổi Amphawa Bangkok

Sông Ampawa

Amphawa là chợ nổi lớn thứ hai Bangkok, không lớn bằng chợ nổi Damnoen Saduak nhưng lại được nhiều du khách biết đến hơn, đặc biệt là người Thái. Cách Bangkok 50km, ngôi làng nhỏ này đã được biết đến từ giữa thế kỉ 17. Nó đã trở thành nam châm thu hút những người đi nghỉ vào cuối tuần. Từ đó nhiều cửa hàng bán đồ ăn mọc lên ngày càng nhiều kéo dài từ bờ sông đến các khu vực lân cận.

Điều hấp dẫn chính tất nhiên là thưởng thức hải sản nướng trên thuyền gỗ neo xung quanh cây cầu trung tâm nổi tiếng, có tôm lớn, động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc) và mực ống. Từ giữa trưa tới khuya, mùi vị tỏa ra không thể nào cưỡng lại nổi và từng đám đông khách hàng kéo đến dọc hai bên bờ sông suốt cả ngày dài.

Thức ăn ở Amphawa

Giá hải sản không khác biệt mấy so với những chợ nổi khác còn tùy vào trong lượng, nhưng thường thì 5 con tôm lớn có giá 300 baht. Khách hàng ngồi trên những hàng bậc thềm hẹp hướng xuống nước và thức ăn được mang trực tiếp từ thuyền đặt trên những cái bàn khá nhỏ. Nếu bạn không thích ngồi trên cạnh bê tông rất gần với dòng nước màu nâu, đi xa cây cầu một chút để tìm nhà hàng với bàn và ghế thật sự. Tốt hơn nữa, cố gắng tìm một chỗ ngồi trên ban công của một nhà hàng kế bên cây cầu, chỉ có một chỗ nên bạn phải chờ hoặc đến sớm. Nhà hàng đẹp và yên tĩnh nhất nằm ở đoạn giao nhau giữa con kênh với sông Mae Khlong.

Chợ nổi Amphawa

Dọc hai bên bờ sông, những cửa hàng bằng gỗ tuyệt đẹp bán quà lưu niệm Amphawa, từ áo phông cho tới vài món độc đáo, thú vị và tất nhiên là có rất nhiều món ngọt, ăn vặt và kem – người Thái rất thích ngọt và ăn suốt cả ngày. Trong tất cả con đường tỏa ra từ chợ bạn có thể tìm thấy một mảng các đồ ăn địa phương bán trên các xe đẩy vào dịp cuối tuần. Đa phần thức ăn nhìn giống nhau nhưng có vài thứ trông rất khác lạ hoặc kì thú như sandwich kem và gỏi trứng cua móng ngựa (Yum Magda Talay).

Đi thuyền trên sông Amphawa

Khi bạn thấy đi bộ (hoặc cố gắng đi bộ) xung quanh chợ nổi Amphawa đã đủ, đến lúc đi thuyền đuôi dài và khám phá khu kênh rạch liền kề. Khlong (kênh rạch nhỏ nói chung) Bangkok không quá ấn tượng nhưng luôn khiến ta hào hứng. Sau cái nóng ở chợ việc thưởng thức một chút gió sông thì còn gì bằng. Có sẵn hai tour du lịch bạn có thể mua ở nhiều quầy xung quanh cầu: tour đi đền và tour đi đảo. Cả hai đều có giá 50 baht mỗi người cho tour ghép, và 500 baht nếu thêu thuyền riêng. 50 baht khá rẻ nhưng tour sẽ diễn ra lâu hơn vì thuyền phải chờ đủ khách mới xuất phát và chờ tất cả hành khách có mặt ở mỗi trạm dừng.

Công viên Ampawa

Bên kia bờ sông Mae Khlong, Amphawa che giấu một ngôi chùa đáng ngạc nhiên có tên Wat Bang Koong, một nơi bạn không thể bỏ lỡ khi khám phá Bangkok. Thuyền sẽ đưa bạn đến vài ngôi đền, khá nhỏ nhưng mỗi nơi lại có nét riêng như tương phật ngồi bằng vàng rất lớn, bảo tháp cao và thậm chí là bảo tàng nhỏ. Đó không phải tất cả những thứ ấn tượng nhưng là một sự thay đổi tốt để thoát khỏi đám đông ở chợ nổi Amphawa.

Điểm nổi bật thật sự của hành trình là chùa Wat Bang Koong… được xây dựng vào giữa hư không. Ngôi đền này đáng giá cho cả chuyến đi đến Amphawa. Dĩ nhiên trẻ em và thanh thiếu niên thích vườn thú mini khá lạ khi đặt trên đất chùa. Một con lạc đà, một con đà điểu, một chục con nai, một nhóm lợn lòi, một vài con dê tinh ngịch và hai con công vui vẻ làm điều tốt nhất chúng có thể: đi xung quanh và khoe những chiếc lông đầy màu sắc để quyến rũ các nhiếp ảnh gia.

Chùa ở Amphawa

Có vẻ khó tin nhưng một vài du khách đến đây lại bỏ qua ngôi chùa tuyệt đẹp cách sông chỉ vài trăm mét. Giống như một cảnh được lấy ra từ bộ phim Indiana Jones, toàn bộ ngôi chùa nằm bên trong gốc một cái cây rộng miên man, tương tự như những gì bạn thấy xung quanh Angkor Wat, nhưng không chỉ che một phần mà nằm trọn bên trong theo đúng nghĩa đen. Chỉ có cửa chính và sáu cửa sổ là không bị che. Ngôi chùa không phổ biến và ít được biết tới, ở phía xa … một hàng dài các tín đồ đi ra đi vào để tỏ lòng tôn kính với bức tượng Phật bằng vàng bên trong ngôi chùa.

Amphawa

Amphawa thật sự là chợ nổi hấp dẫn nhất, vẫn còn giữ được nét đặc trưng và không có trên mọi bản đồ du lịch. Nhưng người dân Bangkok rất thích nơi này, vì thế sau buổi trưa việc đi bộ ở đây trở nên khó khăn hơn (do đông). Khoảng thời gian tốt nhất để thưởng thức Amphawa là đến trước 10:00 giờ và rời khỏi sau buổi ăn trưa.

Một số hình ảnh về chợ nổi Amphawa

Click để xem ảnh kích thước lớn

Deal ngon

Bên dưới là những deal ngon để tham quan chợ nổi tại Bangkok, mời bạn tham khảo.

Tên deal ngonLink
Tour Nửa Ngày Tham Quan Chợ Nổi Amphawa Từ Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Ngày Chợ Nổi Thái Lan Xem thêm
Tour Đi Chợ Nổi Damnoen Saduak & Grand Palace – Bangkok (AK Travel) Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak Xem thêm
Tour Ghép Tham Quan Chợ Đường Ray Maeklong, Chợ Đêm Nổi Amphawa Và Ngắm Đom Đóm Xem thêm
Tour Nửa Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak & Chợ Cuối Tuần Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Cuối Tuần Chatuchak của AK Travel Xem thêm
Tour Riêng Trong Ngày Chợ Nổi Damnoen Saduak, Chợ Đường Ray Maeklong và Asiatique (của AK Travel) Xem thêm

Bản đồ đường đi đến chợ nổi Amphawa

Chùa Wat Pho Bangkok

Chùa Wat Pho Bangkok
Chùa Wat Pho Bangkok / Shutterstock

Chùa Wat Pho (chùa Đức Phật Tựa Lưng) hay còn gọi là chùa Wat Phra Chetuphon. Nằm kế sau chùa Emerald Buddha, là một điểm du lịch phải đến cho những ai lần đầu tiên đặt chân đến Bangkok. Là một trong những tổ hợp chùa lớn nhất thành phố, chùa Wat Pho nổi tiếng nhờ bức tượng phật nằm tựa lưng dát vàng dài 46 mét. Chỉ cách 10 phút đi bộ từ Grand Palace và chúng tôi khuyên các bạn nên tới Grand Palace trước rồi sau đó ghé chùa Wat Pho để dành nhiều thời gian thăm thú xung quanh tổ hợp chùa này. Đây là một nơi tuyệt vời để trải nghiệm mát xa truyền thống của Thái. Wat Pho được xem là cái nôi về đào tạo mát xa ở Thái Lan vì vậy bạn hãy yên tâm là mình đã chọn đúng chỗ.

Chùa Wat Pho Bangkok
Chùa Wat Pho Bangkok / Shutterstock

Điểm nổi bật cho những người ghé thăm Wat Pho là bức tượng Đức Phật Tựa Lưng với những con số cực kì ấn tượng: tượng phật cao 15 mét, dài 46 mét, nó lớn đến nỗi lấn áp hết không gian của khu chùa. Bàn chân phật dài 5 mét và được trang trí một cách sắc sảo bằng xà cừ với những họa tiết minh họa các tướng tốt của đức Phật. 108 là con số mang đầy ý nghĩa, tượng trưng cho 108 hành động và biểu tượng dẫn đường cho đức Phật tiến tới sự hoàn mỹ. Bạn sẽ phải cởi giày ra trước khi vào chùa, nếu muốn xin một chút may mắn thì bạn có thể mua một bát tiền xu tại cổng để thả vào 108 cái bát đồng dọc theo những bức tường. Khi thả những đồng tiền xu thì sẽ tạo ra những tiếng kêu rung rinh và hãy ước, thậm chí nếu điều ước của bạn không trở thành hiện thực thì số tiền đó cũng sẽ được chuyển trực tiếp cho nhà chùa để giúp bảo tồn và tu bổ chùa. Để thể hiện sự kính trọng, tất cả khách tham quan phải mặc đồ phù hợp khi vào chùa, những bộ đồ mặc trên người không được để lộ vai hoặc phần da phía trên đầu gối.

Chùa Wat Pho Bangkok
Chùa Wat Pho Bangkok / Shutterstock

Như chúng tôi đã nói từ trước, thực sự là rất xứng đáng bỏ chút thời gian để tham quan hết phần còn lại của ngôi chùa. Khi đến Wat Pho bạn cũng có thể yêu cầu hướng dẫn viên tiếng anh để cung cấp ho bạn nhiều thông tin thú vị, giá từ khoảng 200 tới 400 baht tùy vào số lượng người trong nhóm nhiều hay ít và bạn có phải là một chuyên gia trả giá không. Nếu thích, bạn có thể đi dạo vòng quanh một mình. Chúng tôi khuyến có bạn nên ghé thăm bốn điện thờ nhỏ nơi lưu giữ 394 bức tượng mạ vàng của đức Phật và hàng dài đầy ấp những bức tượng bằng vàng từ khắp mọi miền của Thái Lan hội tụ về, được đặt trên những cánh sen bằng gốm trong chùa.

Những bức tường trên lối đi bộ vòng quanh Wat Pho được trang trí bằng chi tiết hết sức kì công, phức tạp, sẽ cần một cuốn sách hoặc là người hướng dẫn để được giải mã hết những ý nghĩa của những bức tường này. Sự thanh tú trang nhã của bức tường được làm một cách rất chi tiết và cầu kì đến độ thậm chí nếu bạn không hiểu tất cả những bức hình nói gì thì bạn cũng sẽ thầm thán phục công lao của những người thợ làm nên những bức tường này. Cuối cùng ở những khoảng sân nhỏ trong chùa Wat Pho bạn sẽ bắt gặp những bức tượng hình chóp có phong cách của Trung Quốc và 91 cái tháp chứa hài cốt các vị sư được đặt ở trên những bông hoa bằng gốm và những miếng ngói đầy màu sắc .

Chùa Wat Pho Bangkok
Chùa Wat Pho Bangkok / Shutterstock

Wat Pho là trường công lập đầu tiên ở Thái Lan, đặc biệt chuyên về tôn giáo, khoa học và văn học. Ngày nay chùa càng được biết đến như một trung tâm của mát xa truyền thống và y học. Sau một cuộc dạo bộ vòng quanh chùa khiến đôi chân của bạn rã rời thì không có gì tuyệt vời hơn việc trải nghiệm với mát xa truyền thống của Thái. Nếu bạn chưa từng bao giờ thử mát xa truyền thống của Thái thì Wat Pho là một nơi lí tưởng để cho trải lần đầu tiên này. Nó hơi khác với hầu hết các loại hình mát xa chữa bệnh khác, thường thì có xu hướng tăng cường sinh lực hơn là thư giãn khi kết hợp chặt chẽ với những tư thế của Yoga để giải tỏa căng thẳng và phát triển, kích thích tuần hoàn máu. Vì đây là một hoạt động rất nổi tiếng

Ở chùa Wat Pho, nên chúng tôi khuyên bạn tranh thủ ghé qua sớm để đặt chỗ nếu không muốn phải xếp một hàng dài hàng đợi đến lượt mình.

Wat Pho

  • Giờ mở cửa: từ 8:00 tới 17:00 hàng ngày (dịch vụ mát xa mở cửa tới 18:00)
  • Địa chỉ: đường Maharat, gần sông (khoảng nửa dặm về phía Nam từ Grand Palace).
  • Phí vào cổng: 100 baht.

Deal ngon

Tên deal ngonLink
Tour Ghép Ngắm Cảnh Cung Điện Hoàng Gia và Du Thuyền Bangkok Nửa Ngày Xem thêm
Tour Chùa và Sông Các Vì Vua Xem thêm
Tour Ngắm Cảnh Cung Điện Hoàng Gia và Du Thuyền Bangkok Nửa Ngày Xem thêm
Tour Xe Đạp Ngắm Hoàng Hôn Bangkok Xem thêm
Tour Ghép Nửa Ngày Khám Phá Bangkok Cổ Xem thêm
Tour Riêng Đền Chùa Bangkok, Đi Thuyền Ngắm Cảnh & Chợ Đêm Ratchada (của AK Travel) Xem thêm

Bản đồ đường đi đến chùa Wat Pho Bangkok

Wat Arun Bangkok – Chùa Bình Minh

Khu bờ sông ở Bangkok

Wat Arun, thường được biết đến với tên Wat Chaeng, tọa lạc ở bờ Bắc (quận Thonburi) sông Chao Phraya. Được xem  là chùa đẹp nhất Bangkok không chỉ vì vị trí ven sông mà còn lối thế kế khác với những ngôi chùa còn lại. Nhìn từ phía bên kia sông, tòa tháp như đứng uy nghi trên mặt nước.

Wat Arun nằm gần như đối diện với Wat Pho nên rất dễ tiếp cận. Từ bến thuyền Sapphan Taksin, bạn có thể đi thuyền trên sông đến bến số 8. Từ đây một chiếc thuyền nhỏ sẽ đưa bạn sang bên kia sông với giá chỉ 3 baht. Vé vào cổng là 100 baht. Chùa mở cửa từ 08:30 đến 17:30.

Wat Arun Bangkok

Chúng tôi khuyên bạn nên dành ít nhất một giờ để khám phá nơi đây. Dù được mang tên là ‘Chùa Bình Minh’, nó lại đẹp nhất vào lúc hoàng hôn đặc biệt khi bắt đầu lên đèn vào buổi tối. Sáng sớm là lúc yên tĩnh nhất để viếng thăm ngôi chùa trước khi đám đông bắt đầu kéo đến.

Được nhiều người đánh giá là ngôi chùa đẹp nhất Thái Lan nhờ vẻ đẹp kiến trúc và kĩ thuật tinh xảo. Ngọn tháp (prang) bên bờ sông Chao Praya được xem là danh thắng nổi tiếng thế giới của Bangkok. Ngọn tháp cao 70m, được trang trí bằng nhiều mảnh thủy tinh và sứ Trung Hoa, tất cả được xếp đặt một cách vừa tinh tế vừa phức tạp.

Bạn có thể leo lên ngọn tháp trung tâm nếu thích. Các bậc thềm khá dốc nhưng có lan can để bạn có thể giữ thăng bằng. Đi lên cũng khó như đi xuống. Khi lên đến đỉnh cao nhất, bạn có thể thấy được sông Chao Phraya, Hoàng Cung Thái Lan và Wat Pho ở phía đối diện. Dọc theo tháp trung tâm này có những bức phù điêu người lính Trung Hoa và động vật.

Dù chùa Wat Arun rất phổ biến trong giới du khách, đây vẫn là địa điểm tâm linh của các Phật tử. Bạn cần ăn mặc phù hợp hoặc thuê sarong ở lối vào.

Chùa Bình Minh Thái Lan

Lịch sử chùa Wat Arun

Wat Arun được hình dung bởi vua Taksin vào năm 1768. Mọi người tin là sau khi rút khỏi Ayutthaya, nơi bị quân Myanmar chiếm đóng vào thời điểm đó, ông đến ngôi chùa này vào lúc bình minh. Sau đó ông cho trùng tu và đổi tên thành Wat Chaeng, ngôi chùa của bình minh. Nó được sử dụng là nơi để lưu giữ tượng phật ngọc trước khi thủ đô và hoàng cung được dời sang bên kia sông. Hiện giờ bạn có thể thấy tượng phật ngọc ở đây.

Ngọn tháp trung tâm được mở rộng vào vương triều Rama III (từ 1824 đến 1851) và giờ đây trở thành một trong những nơi được viếng thăm nhiều nhất Thái Lan. Vua Rama III cũng là người đã thêm kiểu trang trí bằng sứ cho tháp nên chúng phản chiếu ánh sáng dưới ánh mặt trời.

Chùa Wat Arun

  • Giờ mở cửa: 08:00 – 17:30
  • Địa điểm: bờ Tây sông Chao Praya (đối diện bến đò Tha Thien)
  • Giá: 50baht

Khách Sạn

Điểm đến

Mua sắm

error: Content is protected !!