Suan Pakkad là nơi cho cái nhìn về hình ảnh Thái Lan mà bạn nghĩ từ lâu đã biên mất khỏi Bangkok. Suan Pakkad có nghĩa là “mảnh đất trồng bắp cải”, vì trong tài liệu nói rằng trước đây vùng đất này không có gì khác ngoài thứ đó. Ngày nay, nó trở thành một khu vườn với mặt hồ tĩnh lặng, xung quanh có 8 ngôi nhà truyền thống ngập tràn các yếu tố mỹ thuật, cổ kính và kì quái thuộc sở hữu của hoàng tử và công chúa Chumbhot.

Cung điện Suan Pakkad ở Bangkok Thái Lan

Với tinh thần chia sẻ, họ chuyển một phần đất của mình thành bảo tàng vào năm 1952, là hành động đầu tiên của một Hoàng Gia Thái. Lý do của hành động này là vì những tài sản quý giá đều thuộc sở hữu tư nhân, nhưng đó vẫn là di sản của nhân loại thế nên họ muốn mọi người đều có thể tiếp cận, chiêm ngưỡng. Nhưng có một điều lạ là vào những năm 1996, nhiều công trình được bổ sung để thu khách du lịch lại không có vẻ gì liên quan đến mục đích đó. Trung tâm nghệ thuật Chumbhot – Panthip trưng bày các vật dụng thời tiền sử có niên đại từ thời đồ đá, đồ đồng và sắt cũ. Những vật dụng hiếm có này như gốm sơn, vũ khí và công cụ bằng đồng minh chứng cho nền văn minh Đông Nam Á bằng với Ai Cập và Stonehenge về mặt tiến bộ kĩ thuật và xã hội.

Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc Salisbury. Công trình này bao gồm các công sự bằng đất bao quanh một vòng đá, là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500-2000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên.

Cung điện Suan Pakkad ở Bangkok Thái Lan

Kiến trúc của khu trung tâm cung điện Suan Pakkad bao gồm 4 ngôi nhà bằng gỗ tết nép mình giữa tiền cung và khu vườn, là vật gia bảo có niên đại từ thế kỉ 19. Từng căn nhà được chuyển từ Chiang Main và giống như những ngôi nhà truyền thống khác, chúng đều có hai tầng (mỗi tầng của các ngôi nhà được liên kết với nhau, nên bạn có thể đi từ nơi này đến nơi khác mà không cần phải leo lên xuống cầu thang).

Căn nhà đầu tiên chứa nhạc cụ, tầng dưới thuộc sở hữu của cha hoàng tử Chimbhot, hoàng tử Paribatra, một nhạc sĩ Thái thành công theo phong cách riêng. Nơi đây còn trưng bày các loại trống, mộc cầm, còng chiêng hiếm. Nổi bật là Gong Wong Yai một nhạc cụ kì lạ với 16 đĩa kim loại (kích thước khác nhau) và một đĩa nhựa thu buổi biểu diễn của dàn nhạc Bangkok vào năm 1920.

Nhà 2 và 3 chứa đồ nội thất và dụng cụ trang trí thường ngày như: bản vẽ cuối thế kỉ 17, bìa sách mạ vàng và sách miêu tả cuộc đời của đức Phật, đồ bạc thế kỉ 19, hộp đựng thức ăn và khay khảm xà cừ. Ở đó còn có mô hình một ngôi một Thái Lan được xây dựng tinh xảo và cây dù thêu tay từng được sở hữu bởi dì cả của hoàng tử Chumbhot.

Nhà 4 với ban công nhìn ra vườn, nổi bật là bộ sưu tập hình ảnh tượng phật qua các thời kì lịch sử Thái.

Nhà 5 đến 8 được bổ sung sau, nằm ở phía Tây khu vực này. Chúng trưng bày những hiện vật thời tiền sử từ tỉnh Kanchanaburi như bộ sưu tập khoáng chất đầy màu sắc, vỏ sỏ và cá hóa thạch, một bảo tàng nhỏ trưng bày mặt nạ của điệu nhảy Khon với đủ kích cỡ, con rối và các bức tượng bằng đất sét cũng được trưng bày. Bên cạnh đó là đồ gốm Trung Hoa được tạo tác từ đất nung và những dụng cụ sinh hoạt của các công chúa, hoàng tử làm từ thủy tinh, bạc và sứ.

SuanPakkadPalaceThaizer

Trên hình Lacquer Pavilion. Nó được xây dựng vào thế kỉ thứ 17, được các hoàng tử mua lại và làm quà cho công chúa như một lời xin lỗi vào năm 1959. Giờ đã được phục hồi, nó trở thành một ví dụ tinh tế trong kiến trúc Thái, với những bức tường gỗ được sơn son thếp vàng, trạm trổ công phu.

Một số hình ảnh về cung điện Suan Pakkad.

Lacquer Pavilion
Lacquer Pavilion
Lacquer Pavilion

Cung điện Suan Pakkad

  • Giờ mở cửa: 09:00 – 16:00
  • Địa chỉ: 352-354 Sri Ayudhya Road (5 phút đi bộ tự trạm skytrain Phaya Thai)
  • Điện thoại: +66 (0)2 245 4934