Khi đi du lịch Thái Lan, nhiều người còn bỡ ngỡ khi không biết phải mặc cả thế nào để có giá tốt. Ở Thái Lan, việc mặc cả được chấp nhận nên nếu bạn là một người đàm phán tốt, chắc chắn bạn sẽ có được món hàng đó với mức giá tốt. Từ giá xe tuk tuk, đến quà lưu niệm hay gia hạn ngày lưu trú… tất cả đều có thể được mặc cả.
Bài viết không cổ súy cho hành động trả giá/mặc cả. Hãy mua khi giá phù hợp với ngân sách chi tiêu của bạn.
Nếu bạn chưa biết phải làm thế nào, hãy sử dụng những cách mặc cả khi mua hàng sau đây để đàm phán nhằm có được giá tốt nhất.
Mua ở đúng nơi
Bạn sẽ có lợi thế khi bắt đầu đàm phán giá ở những khu chợ phục vụ cho khách du lợi nơi giá cả hàng hóa thường được đẩy lên cao.
Nghiên cứu trước
Biết giá thị trường của một món hàng là một ưu thế lớn khi đàm phán giá. Những cửa hàng kề nhau thường có những món hàng giống nhau. Hãy đi qua vài cửa hàng trước khi thực hiện giao dịch.
Tóm lại, đừng mua món gì ở cửa hàng đầu tiên.
Mua sắm có trách nhiệm
Ở châu Á, có những món quà lưu niệm được thực hiện bởi bàn tay của những trẻ em dưới tuổi lao động. Chúng thường có giá rất rẻ. Nếu không biết, bạn vô tình ủng hộ các hành vi gây hại đến môi trường thông qua một giao dịch mua bán.
Tránh mua các sản phẩm, quà lưu niệm liên quan đến động vật, vỏ sò, rùa, ngà voi…
Sản phẩm địa phương có thể được sản xuất ở nơi khác
Không phải người thợ nào có một đống gỗ vụn trên mặt đất nghĩa là ông ta tự làm ra thứ đang cầm trên tay. Có những món hàng đi đâu cũng thấy nhưng ai cũng nói là chỉ có họ mới có. Nhiều sản phẩm “tại địa phương” thật ra được sản xuất tại Trung Quốc.
Giở trò
Việc đàm phán giá thật sự là một điều thú vị khi cả người mua và người bán đều cố hết sức để thuyết phục người kia mức giá mình đưa ra là hợp lí. Hãy nhìn vào một món hàng và mỉm cười tỏ vẻ thích thú với món hàng bạn sẽ mua. Tỏ ra bất ngờ khi người bán nói giá lần đầu tiên. Bảo họ nói quá và đừng bao giờ mất đi hứng thú muốn mua. Hãy cố tìm và chỉ ra vài sai sót để yêu cầu người bán giảm giá.
Việc trêu đùa qua lại cũng là một phương pháp để có được giá tốt.
Sẵn sàng bỏ đi
Nếu bạn tỏ ra thích thú trước một món hàng nghĩa là bạn sẵn sàng rút hầu bao. Ngược lại, tỏ vẻ không hứng thú và cho người bán thấy rằng bạn sẽ sàng bỏ đi mà không mua gì cả. Bạn cũng đừng lo, dạo qua các shop xung quanh chắc chắn sẽ giúp bạn tìm được món hàng ưa thích với giá tốt hơn.
Nếu người bán không đồng ý với mức giá bạn đề nghị, chỉ cần nói cám ơn và bước đi. Nếu họ đuổi theo bạn và đưa ra mức giá tốt hơn, bạn có thể đồng ý hoặc tiếp tục đàm phán. Cách này không phải lúc nào cũng thành công đặc biệt với những shop đông khách. Nếu bạn không mua, chắc chắn sẽ có người mua với mức giá đã giảm.
Nếu bạn đã đi và quay lại, khả năng tiếp tục đàm phán gần như bằng 0.
Trả giá thấp
Những người bán hàng giàu kinh nghiệm đều biết khách đến mua sẽ trả giá nên đã đẩy giá lên cao. Thay vì như bình thường, hãy đưa ra giá thật thấp sau đó đàm phán tăng giá đến một mức hài lòng.
Nếu họ hỏi: “Anh/Chị muốn mua được bao nhiu?” chỉ cần trả lời “Càng rẻ càng tốt”.
Sử dụng ngôn ngữ địa phương
Biết được từ “xin chào” bằng tiếng bản địa đã giúp bạn có hình ảnh khác đi so với những du khách còn lại, những người chỉ quan tâm đến giá tốt mà ít khi bận tâm đến văn hóa.
Những du khách biết cách đàm phán giá bằng ngôn ngữ địa phương hoặc ít ra cũng nói được từ “giảm giá”, “đắt quá” sẽ có được lợi thế lớn. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ của họ để thể hiện sự kính trọng, yêu thích món hàng lúc nào cũng giúp bạn có được giá tốt. Có thể sử dụng máy tính bỏ túi để kiểm tra lại tránh hiểu sai giá.
Đến sớm
Bạn tranh thủ đến khi các cửa hàng còn mở cửa. Giao dịch đầu tiên trong ngày gọi là “bán mở hàng”, họ sẽ cố gắng bán được món hàng cho vị khách đầu tiên vì quan niệm nếu không bán được, thì cả ngày cũng không bán được. Có thể đây là cơ hội để bạn mua hàng với giá tốt. Thủ thuật này rất hiệu quả ở Chiang Mai.
Đi theo nhóm
Khi đi theo nhóm, bạn dễ đàm phán giá hơn. Lúc muốn mua món hàng, bạn hỏi người đi cùng: “Món này có đắt không?”. Lúc này người bán sẽ cảm thấy áp lực và không bán được hàng nếu người kia nói “Đắt”.
Tương tự, bạn cũng có thể nói là: “Cửa hàng bên kia bán giá thấp hơn bên này”.
Công bằng
Đừng lãng phí thời gian của bạn và người bánbằng cách kì kèo giá cả. Giống như đấu giá, khi họ đồng ý với mức giá bạn đưa ra, hãy hoàn thành giao dịch ngay lập tức.
Trở lại cửa hàng đã mua
Nếu bạn đã mua hàng và hài lòng với mức giá ở đây. Hãy quay lại, người bán sẽ nhận ra bạn và nói giá hợp lí hơn.
Mua số lượng lớn
Khi bạn mua nhiều sản phẩm, nếu cửa hàng không có chính sách cụ thể cho việc này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu giảm giá với khả năng thành công khá cao.
Đừng làm người bán mất mặt
Đừng trả giá quá thấp khi có nhiều người ở đó. Giả sử có ai đó đứng bên cạnh bạn vừa mua món hàng bạn thích, người bán chắc chắn không thể giảm giá hơn nữa. Hay “tôi chỉ mua với giá này, được thì bán không thì thôi”. Đừng bao giờ làm cho người bán hàng cảm thấy bị thiếu tôn trọng.
Sau khi mua được món hàng yêu thích với giá hời, hãy tỏ ra biết ơn bằng cách cám ơn người bán. Nếu hài lòng, có thể rủ bạn bè đến mua, chắc chắn bạn sẽ giảm giá thêm vì việc này.