Trang chủ Tạp chí 10 phong tục Thái Lan du khách cần lưu ý 10 phong tục Thái Lan du khách cần lưu ý 11ContentsChào hỏiHoàng giaQuốc caMàu sắc trong ngàyCẩn thận bàn chânĂn mặc phù hợpBớt giận, bớt giậnĂn uống lịch sựMặc cảQuà tặng Biết rõ các phong tục tập quán Thái Lan là một điều hữu ích cho bất cứ du khách nào đặc biệt khi nơi đây trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng thế giới? Trước đây khách du lịch thường là giới trẻ và khách ba lô, nhưng giờ Thái Lan đã trở thành một điểm lớn trên trục đường du lịch Đông – Tây. Có rất nhiều thú vui đang chờ đợi du khách đến với đất nước quyến rũ này và biết thêm vài phong tục chính của Thái Lan sẽ làm chuyến đi thêm trọn vẹn. Và đây là 10 phong tục thái lan du khách cần lưu ý10Chào hỏi Thái Lan là một đất nước xinh đẹp, nền văn hóa giàu có với rất nhiều truyền thống thú vị và một xã hội được liên kết chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng và Phật giáo. Chào, cảm ơn hay tạm biệt ai đó đã đi vào truyền thống Thái với cái gọi là Wai. Đây là một động tác chắp tay lại, giống như khi cầu nguyện, đưa lên ngực hoặc đầu và cúi đầu chào. Phong tục Wai được áp dụng ở mọi nơi trên Thái Lan và là dấu hiệu bày tỏ lòng kính trọng cũng như chào đón hoặc cảm ơn.9Hoàng gia Hoàng gia là nền tảng trong văn hóa Thái Lan, những người được kính trọng nhất. Sẽ là một sai lần lớn nếu bạn có những nhận xét xấu về đức Vua hay bất kì ai trong hoàng tộc, dù chỉ là đùa. Hình ảnh của nhà Vua được dùng để tô điểm cho rất nhiều nơi. Một trong những phong tục khác của Thái là phải đứng khi hát bài “hoàng ca” ở các sự kiện thể thao, phim ảnh hay các sự kiện công khai khác.8Quốc ca Hai lần một ngày, bài quốc ca Thái Lan được phát và mọi người dù đang ở đâu cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào quốc gia.7Màu sắc trong ngày Một trong những phong tục rất hay của Thái Lan là mỗi ngày trong tuần đại diện cho một màu cụ thể bắt nguồn từ truyền thuyết. Không phải tất cả đều tuân theo phong tục này nhưng bạn dễ thấy nhiều người mặc màu vàng vào thứ Hai để chào mừng sự ra đời của nhà vua. Những màu khác thì liên quan đến các ngày trong tuần như màu xanh dương vào thứ Sáu để chào mừng ngày hoàng hậu ra đời.6Cẩn thận bàn chân Mọi bộ phận trên cơ thể người đều có ý nghĩa riêng trong nền văn hóa Thái. Đầu là nơi linh thiêng nhất của một người, tùy tiện chạm vào đầu ai đó là sự sỉ nhục to lớn. Chân là nơi “kém giá trị” nhất, đưa chân lên cao hoặc chỉa vào ai đó rất làm mất lòng người khác. Một trong những phong tục nhạy cảm khác mà khách du lịch cần phải biết là cởi giày trước khi vào các công trình tôn giáo hay nhà của bất cứ ai.5Ăn mặc phù hợp Người Thái hay đánh giá thông qua diện mạo bề ngoài nên bạn cần phải ăn mặc gọn gàng để thể hiện lòng kính trọng. Việc ăn vận lượm thượm được xem như không tôn trọng người khác. Các khu vực tôn giáo rất nhạy cảm việc ăn mặc. Đến đây bạn phải kín đáo, những người mặc quần ngắn, váy ngắn, áo dây, áo ba lổ có thể bì từ chối vào các đền chùa đến khi nào có sự thay đổi phù hợp.4Bớt giận, bớt giận Giận dữ là điều không thể tha thứ ở Thái Lan, nếu ai đó bắt đầu nóng giận, họ thường bỏ đi để bình tĩnh lại. Trong phong tục Thái Lan, nếu không cho đối tác thấy được sự nóng tính thay vì sự đàng hoàng có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ và nhận được cái nhìn kinh tởm từ đồng nghiệp. Vậy nên rèn luyện tính kiên nhẫn là cách tốt nhất áp chế cơn nóng giận. Thậm chí khi thông báo một tin xấu hay rơi vào một tình huống khó khăn, nụ cười vẫn có thể nở trên môi của những người liên quan. Ở Thái Lan, một nụ cười với những người nghèo khó được xem như đang thể hiện sự tử tế với những ai trong cuộc.3Ăn uống lịch sự Trong mỗi bữa ăn, các dụng cụ đều có công dụng riêng nhưng nên thử tìm ra cái nào phù hợp với món đang ăn. Ví dụ, khi ăn bún có thể dùng đũa và khi ăn cơm có thể dùng muỗn và nĩa. Thức ăn trong nhà hàng thường được phục vụ trong dĩa lớn, từ đây mọi người mới lấy về chén của mình. Họ xem những người lấy nhiều thức ăn và ăn nhanh là những người thô lỗ. Một trong những truyền thống khác của Thái là chừa lại một ít thức ăn trên dĩa ở cuối bữa ăn để nói rằng đã ăn đủ và không cần dọn thêm thức ăn nữa. Xem thêm: 10 món ăn khách du lịch khen ngon2Mặc cả Những nơi có giá niêm yết thường là nhà hàng và siêu thị, nhưng ở những nơi không có nhãn giá, như chợ, hay lúc thuê xe đạp, nên mặc cả để có giá tốt nhất. Cũng nên nhớ rằng, tip không phải là hành động phổ biến. Bạn có thể xem thêm bài Những cách mặc cả khi mua hàng ở Thái Lan.1Quà tặng Khi tặng quà ở Thái Lan, món quà không bao giờ được gói trong giấy màu xanh lá, đen và xanh dương vì những màu này liên quan đến đám tang. Tương tự như vậy, không bao giờ chọn hoa vạn thọ hay cẩm chướng vì hai loại hoa này cũng gợi nhớ đến đám tang. Theo văn hóa Thái, những món quà tốt nhất là chocolate ngon, các loại hoa phù hợp hoặc là trái cây. Một nghi lễ khác cũng cần được tôn trọng là khi vào nhà ai đó, chúng ta nên bước qua ngạch cửa, không nên giẫm chân lên. Biết những phong tục Thái Lan không những giúp chuyến đi du lịch Thái Lan thêm thú vị mà còn trách những rắc rối không cần thiết. Bạn còn biết những phong tục nào chúng ta cần chú ý nữa không? Rất hoan nghênh comment của các bạn. BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM Review Hội Chợ Thái Lan 2015 Khu ẩm thực Groove ở Central World Nhà hàng Sra Bua của Kiin Kiin ở Siam Kempinski Show Alcazar ở Pattaya – do người chuyển giới biểu diễn Buffet quốc tế ở Bangkok Sky – Baiyoke Sky Hotel 5 tuyệt chiêu mặc cả để có giá tốt khi mua hàng tại Thái Lan Khách Sạn Lần đầu du lịch Thái Lan: khách sạn ở Bangkok nào... Baiyoke – Khách sạn, bar ở tòa tháp cao nhất Thái... Top 10 khách sạn tốt nhất Siam Top 10 khách sạn hay giảm giá tại Pratunam Top 10 khách sạn gần BTS và MRT tại Bangkok Điểm đến [Review] Spa Intercontinental của khách sạn Intercontinental Bangkok Đền thờ dương vật Tubtim ở thủ đô Bangkok Chợ nổi Amphawa Bangkok Bảo tàng vỏ ốc Bangkok Seashell Museum Siam Park City Bangkok – Khu vui chơi giải trí ở... Mua sắm Chợ đêm Rod Fai Ratchada Chợ Lalai Sap ở khu Silom Đến thăm chợ Chatuchak – chợ lớn nhất Thái Lan Siam Center – trung tâm mua sắm lâu đời nhất Bangkok Trung tâm thương mại Silom Complex